Vsmart trình làng “bộ tứ giá rẻ” chỉ từ 2,5 triệu đến 6,3 triệu

Huệ Anh
Không để người dùng thất vọng, Vingroup đã trình làng 4 mẫu smartphone Vsmart với giá rẻ và chính sách giá “ba không”: không khấu hao, không chi phí tài chính và không lấy lãi.

Ngày 14/12, tập đoàn Vingroup đã chính thức trình làng 4 chiếc smartphone Vsmart gồm: Vsmart Active 1+, Vsmart Active 1, Vsmart Joy 1+ và Vsmart Joy 1. Đặc biệt, Vingroup đã chiều lòng người dùng với mức giá khá mềm, chỉ từ  2,5 triệu đến 6,3 triệu đồng cùng chính sách giá “ba không”: không khấu hao, không chi phí tài chính và không lấy lãi.

Tiếp đó, Vsmart cũng chia giá bán thành 2 giai đoạn để kích thích nhu cầu mua sắm. Cụ thể, mức giá ở giai đoạn 1 còn thấp hơn cả mức “ba không” mà hãng đề ra, ưu đãi nhiều hơn dành cho những người đầu tiên sở hữu sản phẩm. Giai đoạn 2 có giá cao hơn nhưng không quá đáng kể, vẫn phù hợp với người tiêu dùng trong nước và cạnh tranh mạnh mẽ với những đối thủ đến từ Trung Quốc.

Vsmart Active 1 và Vsmart Active 1+

Đây là 2 sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung với thiết kế bằng kính và kim loại. Active 1+ có màn hình 6.2 inch "tai thỏ", còn Active 1 là 5.5 inch không có tai thỏ. Cả hai đều sở hữu nhiều tính năng cao cấp như, đáp ứng tiêu chí “ngon – bổ – rẻ”.


2 sản phẩm đều được trang bị chip Snapdragon 660, bộ nhớ trong 64GB. Trong đó, Active 1+ có RAM 6GB, pin 3650mAh; còn Active 1 là RAM 4GB và pin 3100mAh. Camera của cả hai mẫu máy đều là camera kép hỗ trợ chụp xóa phông, trong đó Active 1+ có độ phân giải 12MP và 24MP, còn Active 1 là 12MP và 5MP. Độ phân giải camera selfie của Active 1 (8MP) cũng thấp hơn Active 1+ (20MP).

Vsmart Active Joy 1+

Sản phẩm này thuộc phân khúc giá rẻ với thiết kế vỏ nhựa giả kính và màn hình "tai thỏ" tương tự như Active 1+. Bên cạnh đó, Joy 1+ được trang bị chip Snapdragon 430, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB

Màn hình của máy có kích thước 6.2 inch, độ phân giải 720x1520, công nghệ IPS LCD và dung lượng pin lên đến 4000mAh. Máy sở hữu camera kép với độ phân giải 13MP và 2MP. Camera selfie của máy có độ phân giải lên đến 16MP, cao hơn cả Active 1.

Vsmart Joy 1

Đây là mẫu máy rẻ nhất trong bộ tứ ra mắt lần này. Để hạ giá thành tới mức tối đa, vỏ máy của Joy 1 được làm hoàn toàn bằng nhựa. Cấu hình của máy gồm chip Snapdragon 435, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB và pin 3000mAh.

Màn hình có kích thước 5.5 inch, độ phân giải 720x1440 và công nghệ IPS LCD

Camera chính chỉ là camera đơn 13MP nhưng đèn flash được xếp dọc để tạo cảm giác giống camera kép. Camera selfie có độ phân giải 5MP. Cũng tương tự như Joy 1+, Joy 1 sử dụng cổng microUSB, có jack cắm tai nghe và hỗ trợ 2 SIM.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vsmart trình làng “bộ tứ giá rẻ” chỉ từ 2,5 triệu đến 6,3 triệu tại chuyên mục Hi-Tech của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hi-Tech khác

Trung Quốc phát triển UAV siêu nhỏ cỡ... con muỗi

Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) mới đây đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) có kích thước siêu nhỏ, chỉ tương đương một con muỗi. Sản phẩm được đánh giá là bước tiến đột phá trong lĩnh vực robot sinh học, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng vào đời sống.

Hàng loạt nhóm Facebook “bay màu” rồi bất ngờ hồi sinh

Tối 24/6, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện hàng loạt group quen thuộc bất ngờ “biến mất”. Nhiều nhóm có hàng triệu thành viên bị đổi tên, đình chỉ hoặc dừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân. Một số quản trị viên cũng bị hạn chế tính năng như không thể gửi tin nhắn, fanpage liên kết bị khóa, dẫn đến việc nhiều admin phải chủ động tạm ngưng nhóm để kiểm soát tình hình.

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.