Vui hân hoan trò chơi dân gian

Cún bông chăm học
Với mục đích bảo tồn, phát huy và lan tỏa trò chơi dân gian tới khắp các thôn bản của vùng cao nói riêng và thế hệ các bạn thiếu niên nhi đồng nói chung, trường Trung học cơ sở số 2 Xuân Quang đã tổ chức cho học sinh tham gia ngày hội Stem tại xã Tả Phìn, thị trấn Sa Pa nhân dịp đón xuân với nội dung “tiếp sức” bằng Cà Kheo.

Cùng nhau “Vượt khó” - ắt có thành công

Vượt qua chặng đường dài gần một trăm kilomet với tiết trời rét khoảng 5 độ, học sinh trường Trung học cơ sở số 2 Xuân Quang đã đến tham dự ngày hội cùng các bạn học sinh đến từ 21 trường trong huyện vùng cao Sa Pa và 2 trường thuộc huyện Bảo Thắng.

Phần thi “tiếp sức” bằng Cà Kheo, thí sinh phải vượt các chướng ngại vật như đi 30 mét đường zích zắc, sau đó vượt qua các sợi dây cao 20cm và cuối cùng là những bãi sỏi mấp mô để về đích. Tuy nhiên trước đó các thí sinh phải thực hiện một nội dung vô cùng khó và hấp dẫn đó là tự làm Kheo trong khoảng thời gian tối đa 15 phút.

Với nguyên liệu là 4 đoạn tre, 2 đoạn dài từ 100cm đến 150cm (tùy thuộc lứa tuổi) và 2 đoạn dài từ 30cm đến 35cm, cùng dụng cụ bằng dao, thước, đục, cưa, búa... các đội phải tự tạo cho mình một đôi Kheo vững chắc, an toàn và thẩm mĩ. Công việc này đòi hỏi sự khéo léo, phối hợp ăn ý của 2 thành viên trong đội.

Rèn khéo đôi tay – làm việc hăng say

Sản phẩm tạo ra là hai cây Kheo cao bằng nhau, thân kheo làm bằng tre phải được vót nhẵn. Kheo đảm bảo nâng được tải trọng từ 20 đến 60kilogam mà khi chạy không bị rời ra hay gãy. Để đáp ứng được yêu cầu này các “nghệ nhân nhí” phải dùng thước đo chiều dài, chiều cao, dùng dao để vót nhẵn các mấu, dùng đục để tạo mối tròn, chuẩn bị sẵn các nêm nhỏ từ mẩu vụn tre, cuối cùng là khéo léo quấn dây cao su để tăng ma sát, chống trơn trượt ở bàn Kheo. Sự ăn ý của đồng đội là điều kiện tiên quyết quyết định đội thắng với thời gian thực hiện ngắn nhất, Kheo b 16 ền, đẹp và đúng kích thước.

Nhìn những đôi Kheo sắp xếp trên sân thi đấu, có thể thấy sự cố gắng, chăm chỉ của các bạn nhỏ qua việc tự tạo ra một sản phẩm từ đôi tay của mình. Để làm Kheo cần kỹ càng từ cách chọn thân Kheo, thân phải già, đảm bảo dẻo dai và không bị co lại khi khô đi. Việc chặt thân Kheo từ các bụi tre cũng không hề dễ, vì bụi tre rất to, dày và chồng chất gai. Dao được chọn phải chắc, lưỡi to để chặt thân tre mà không làm sứt lưỡi. Chặt và lôi tre ra khỏi bụi, thì cần sự phối hợp của 2 người để cùng dóc mấu, chặt cành nhỏ bám trên các mắt tre. Cuối cùng là cưa những đoạn phù hợp với yêu cầu rồi mang về nhà để tiếp tục hoàn thiện vì thân tre rất nặng, đường đồi khó vận chuyển.

Nhờ sự ủng hộ của cha, mẹ, ông bà, anh chị, sự hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ của các thầy cô, sự khéo léo của các bạn nên những đôi Kheo có mối khớp vừa khít, bền chắc đã được hoàn thành.

Lan tỏa niềm vui - Cà Kheo về bản

Đến từ đội thi trường Trung học cơ sở số 2 Xuân Quang, “nghệ nhân nhí” Lý Quỳnh Nga cho biết: “Tớ đã háo hức chuẩn bị tập luyện cách đây một tháng để tham gia ngày hội. Ban đầu từ chỗ chưa biết nhận dạng thân tre già, non hay bánh tẻ, tớ đã biết dùng các dụng cụ như đục, búa, thước, để tháo lắp Kheo thuần thục. Rồi tớ biết cách tạo được đôi Kheo, học cách đứng vững trên 2 cây tre sau đó là có thể cùng đôi Kheo “chạy” tung tăng. Tớ cảm thấy rất tự hào và vô cùng cảm ơn các thầy cô đã cho chúng tớ tham dự sân chơi đầy bổ ích này”.

Kết thúc ngày hội, trò chơi tiếp sức bằng Cà Kheo sẽ theo các bạn học sinh về khắp các thôn xóm, bản làng, giúp các bạn tránh xa trò chơi điện tử, tăng khả năng vận động, rèn kĩ năng sử dụng những vật dụng cơ bản trong sinh hoạt gia đình, đồng thời là sự phối hợp ăn ý trong hoạt động nhóm. Đặc biệt trò chơi cũng giúp học trò gắn kết, gần gũi nhau hơn qua đó góp phần lan tỏa, bảo tồn một trò chơi lâu nay đã vắng trên sân trường, trên các bản làng.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học, số 30 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Vui hân hoan trò chơi dân gian tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Gieo hạt mầm yêu thương

Dưới mái trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), các bạn học trò và các thầy cô không chỉ miệt mài thi đua dạy tốt, học tốt, mà còn hăng hái tham gia những phong trào thiện nguyện ý nghĩa với tinh thần nhân văn “lá lành đùm lá rách”.

Trường THCS Mễ Trì rực rỡ, tự hào trong ngày kỷ niệm lớn

Trường THCS Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa tổ chức chương trình đặc biệt Kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. Buổi lễ cũng là dịp để biểu dương những cán bộ, giáo viên đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.