"Công chúa ngủ trong rừng" 16 tuổi ngủ li bì 7 ngày liên tục, đánh thức kiểu gì cũng không được

Minh Hồng
Rất hiếm người trên thế giới mắc phải hội chứng kỳ lạ như cô bạn người Indonesia này.

Mới đây, một bạn học sinh tên là Siti Raisa Miranda (16 tuổi), đến từ Nam Kalimantan (Indonesia), đã ngủ một mạch 7 ngày liên tục. Mặc dù được bố mẹ gọi dậy nhưng cô bạn vẫn ngủ rất say, không thể nào tỉnh nổi.

Quá lo lắng, bố mẹ đã đưa Siti đi khám và được bác sĩ kết luận mắc bệnh động kinh. Dù đã đến bệnh viện, cô bạn 16 tuổi vẫn không thức dậy được nên bố mẹ quyết định đưa Siti về nhà. Siti vẫn ngủ ngon lành khi về nhà và chỉ thức dậy lúc ăn uống nhưng rất mệt mỏi vì còn buồn ngủ.

Bạn gái 16 tuổi ngủ li bì 7 ngày liên tục do mắc hội chứng
Siti Raisa Miranda (16 tuổi) đã ngủ li bì suốt 7 ngày.

Chú Mulyadi, bố của Siti tiết lộ cô bạn đã gặp tình trạng ngủ nhiều ngày từ năm 13 tuổi. "Kể từ đó, con gái chú thường xuyên bị mất ngủ. Dù vậy, Siti vẫn hoạt động bình thường, vẫn đi học, làm bài tập, chơi với bạn... Nhưng khi đã buồn ngủ thì sẽ ngủ liên tục mấy ngày liền như thế này. Vậy nên, chú hy vọng các bác sĩ sẽ có cách giúp con thoát khỏi hội chứng "công chúa ngủ trong rừng" để con có một cuộc sống bình thường như mọi người", ông bố hy vọng.

Vậy hội chứng "công chúa ngủ trong rừng" là gì nhỉ và triệu chứng của nó là gì? 

Theo Tiến sĩ Rimawati Tedjakusuma, Nhà nghiên cứu thần kinh và giấc ngủ, có thể cô bạn Siti đã mắc phải hội chứng Kleine-Levin. Đây là căn bệnh gây ra các giai đoạn buồn ngủ quá mức lặp đi lặp lại. Trong một số trường hợp, thời gian ngủ lên đến 20 giờ một ngày, thậm chí có người còn ngủ đến 10 năm. Vì vậy tình trạng này thường được gọi là hội chứng "công chúa ngủ trong rừng".

Bạn gái 16 tuổi ngủ li bì 7 ngày liên tục do mắc hội chứng
 Kleine-Levin là căn bệnh gây ra các giai đoạn buồn ngủ quá mức lặp đi lặp lại

Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở những người mắc hội chứng Klein Levine là những người ngủ rất lâu. Thời gian ngủ có thể kéo dài gần một tháng. Người bệnh có thể thức dậy đột ngột để ăn uống và đi vệ sinh, nhưng ngay sau đó sẽ lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Đặc biệt, trước khi chìm vào giấc ngủ, tình trạng mất ngủ sẽ xảy ra với người bệnh trong một thời gian ngắn.

Cũng theo tiến sĩ Rimawati, có thể Siti đã mắc phải hội chứng Klein Levine. Vì theo lời của cha cô bạn, Siti đã mất ngủ gần 2 tuần, thậm chí có khi 3 ngày liền không hề chợp mắt một tí nào.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Những bảo tàng... ngon nuốt lưỡi

Khi đến tham quan các Bảo tàng ẩm thực nổi tiếng trên thế giới, những người có “tâm hồn ăn uống” dạt dào hẳn sẽ “lãi” to. Bởi họ được đã mắt nhìn, đã tai nghe những câu chuyện thú vị về lịch sử hình thành ẩm thực trên thế giới. Các bạn hãy cùng Chăm Học khám phá một số Bảo tàng ẩm thực… siêu ngon, siêu cuốn nhé!

Gấu nước: Sinh vật chịu bức xạ "siêu nhân" gấp 1.000 lần con người

Loài gấu nước Hypsibius henanensis sở hữu khả năng chịu đựng bức xạ gamma cao từ 3.000 đến 5.000 gray - mức mà con người chỉ cần tiếp xúc 1/1.000 là tử vong. Hệ gene đặc biệt của loài sinh vật này giúp giải mã cách chúng vượt qua giới hạn sinh học và sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.