12 loài chim di đẹp rực rỡ

PV
Họ Chim di (Estrilidae) thuộc bộ sẻ (Passeriformes) gồm những loài chim nhỏ ăn hạt, thường có màu sặc sỡ, tính bầy đàn cao. Có nhiều loài chim di đẹp độc đáo phân bố khắp lục địa Úc - Á - Phi, trong đó có Việt Nam.

 Chim di đá (Lonchura punctulata), phổ biến ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chim trống và chim mái của loài này rất khó phân biệt do giống nhau về hình thái bên ngoài. Loài chim này gắn liền với tuổi thơ nhiều người bởi rất phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Wiki CommonsChim di đá (Lonchura punctulata), phổ biến ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Chim trống và chim mái của loài này rất khó phân biệt do giống nhau về hình thái bên ngoài. Loài chim này gắn liền với tuổi thơ nhiều người bởi rất phổ biến tại Việt Nam. Ảnh: Wiki Commons

Chim di đầu trắng thường thấy tại miền Nam nước ta, hay sống ở vùng đầm lầy, cây bụi, đến mùa sẽ tập trung nhiều tại các cánh đồng phù sa canh tác lúa nước. Chúng có chiếc mỏ màu xanh lơ và cái đầu trắng muốt khi trưởng thành rất độc đáo. Ảnh: Pixa Bay

Chim di đầu trắng thường thấy tại miền Nam nước ta, hay sống ở vùng đầm lầy, cây bụi, đến mùa sẽ tập trung nhiều tại các cánh đồng phù sa canh tác lúa nước. Chúng có chiếc mỏ màu xanh lơ và cái đầu trắng muốt khi trưởng thành rất độc đáo. Ảnh: Pixa Bay

Chim di xanh họng đỏ (Erythrura psittacea), phân bố từ Đông Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương. Ở Việt Nam chúng thường được nhìn thấy ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Môi trường sống ưa thích của loài chim có màu sắc nổi bật này là các đồng cỏ. Ảnh: Viet Wild

Amandava amandava (sẻ đỏ mai hoa) hay gặp ở những đồng cỏ nhiệt đới ở khắp Trung Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Tại Việt Nam có thể tìm thấy sẻ đỏ mai hoa ở cả Bắc Bộ lẫn Nam Bộ. Ảnh: Savisight/CCSA

Amandava amandava (sẻ đỏ mai hoa) hay gặp ở những đồng cỏ nhiệt đới ở khắp Trung Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Tại Việt Nam có thể tìm thấy sẻ đỏ mai hoa ở cả Bắc Bộ lẫn Nam Bộ. Ảnh: Savisight/CCSA

Chim di ngũ sắc (Erythrura gouldiae) còn gọi là chim sẻ Gouldian, phân bố ở miền Bắc Australia. Loài chim màu sắc rực rỡ, đang nguy cấp này có lối sống du cư. Ảnh Natalia J.Parker Prints

Chim di ngũ sắc (Erythrura gouldiae) còn gọi là chim sẻ Gouldian, phân bố ở miền Bắc Australia. Loài chim màu sắc rực rỡ, đang nguy cấp này có lối sống du cư. Ảnh Natalia J.Parker Prints

Chim di họng đỏ (Amadina fasciata) dài 12cm, phổ biến ở các khu rừng khô châu Phi. Chúng được gọi là chim sẻ ruy băng vì con trống của loài chim này có một dải màu đỏ như máu dưới cổ. Chúng thường xuất hiện gần khu dân cư. Ảnh: Footstep

Chim di họng đỏ (Amadina fasciata) dài 12cm, phổ biến ở các khu rừng khô châu Phi. Chúng được gọi là chim sẻ ruy băng vì con trống của loài chim này có một dải màu đỏ như máu dưới cổ. Chúng thường xuất hiện gần khu dân cư. Ảnh: Footstep

Chim di bụng vảy cánh xanh (Pytilia melba) , phân bố ở châu Phi cận Shahara. Con trống ở loài chim này có màu sắc rực rỡ hơn chim mái. Chúng thường bị chim chàm thiên đường (Vidua paradisaea) ký sinh tổ. Ảnh: Jackman Germany

Chim di bụng vảy cánh xanh (Pytilia melba) , phân bố ở châu Phi cận Shahara. Con trống ở loài chim này có màu sắc rực rỡ hơn chim mái. Chúng thường bị chim chàm thiên đường (Vidua paradisaea) ký sinh tổ. Ảnh: Jackman Germany

Chim sẻ mỏ sáp (Estrilda astrild), phổ biến toàn châu Phi. Hiện chúng có mặt ở hầu khắp trên toàn cầu do di cư cũng như nuôi làm chim cảnh. Cũng như các họ hàng trong chi Estrilda, loài chim này sống thành đàn, hoạt động không ngừng nghỉ ở các vùng đất trống, chuyên ăn hạt cỏ. Ảnh: Wild Việt

Chim sẻ mỏ sáp (Estrilda astrild), phổ biến toàn châu Phi. Hiện chúng có mặt ở hầu khắp trên toàn cầu do di cư cũng như nuôi làm chim cảnh. Cũng như các họ hàng trong chi Estrilda, loài chim này sống thành đàn, hoạt động không ngừng nghỉ ở các vùng đất trống, chuyên ăn hạt cỏ. Ảnh: Wild Việt

Chim di bụng đốm lưng xanh (Mandingoa nitidula), phân bố từ miền Tây đến miền Nam Java Indonesia và rất nhiều ở Châu Phi. Loài chim cư trú ở các bụi cây này có lối sống kín đáo, mặc dù số lượng rất đông nhưng khó bắt gặp hơn các loài chim di khác. Ảnh: Indochines Times

Chim di bụng đốm lưng xanh (Mandingoa nitidula), phân bố từ miền Tây đến miền Nam Java Indonesia và rất nhiều ở Châu Phi. Loài chim cư trú ở các bụi cây này có lối sống kín đáo, mặc dù số lượng rất đông nhưng khó bắt gặp hơn các loài chim di khác. Ảnh: Indochines Times

Chim mai hoa lam tía (Uraeginthus ianthinogaster) với bộ màu sắc ấn tượng nhờ đôi mi màu lam cùng chiếc mỏ đỏ tía. Loài chim ưa sống trong rừng khô khu vực Đông Phi này thuộc một chi gồm những loài chim di có màu lam. Ảnh: Tulip Parell

Chim mai hoa lam tía (Uraeginthus ianthinogaster) với bộ màu sắc ấn tượng nhờ đôi mi màu lam cùng chiếc mỏ đỏ tía. Loài chim ưa sống trong rừng khô khu vực Đông Phi này thuộc một chi gồm những loài chim di có màu lam. Ảnh: Tulip Parell

Sẻ Java (Lonchura oryzivora) có thân hình khá to, dài đến 16cm, có nguồn gốc từ đảo Bali và Java, Indonesia. Dù được nuôi làm cảnh ở nhiều nơi, loài chim này đang rơi vào tình trạng nguy cấp trong thiên nhiên do tình trạng săn bắt quá độ và bị nông dân tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Ảnh: Indo Times

Sẻ Java (Lonchura oryzivora) có thân hình khá to, dài đến 16cm, có nguồn gốc từ đảo Bali và Java, Indonesia. Dù được nuôi làm cảnh ở nhiều nơi, loài chim này đang rơi vào tình trạng nguy cấp trong thiên nhiên do tình trạng săn bắt quá độ và bị nông dân tiêu diệt để bảo vệ mùa màng. Ảnh: Indo Times

Chim di vằn (Taeniopygia guttata), là loài chim bản địa hiếm hoi ở các vùng khí hậu khô của Australia. Sinh trưởng tốt trong môi trường nhân tạo, chúng đã trở thành một loài chim cảnh phổ biến trên thế giới.

Chim di vằn (Taeniopygia guttata), là loài chim bản địa hiếm hoi ở các vùng khí hậu khô của Australia. Sinh trưởng tốt trong môi trường nhân tạo, chúng đã trở thành một loài chim cảnh phổ biến trên thế giới.

(nguồn Tri thức và Cuộc sống)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết 12 loài chim di đẹp rực rỡ tại chuyên mục Vui - Độc - Lạ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Gấu nước: Sinh vật chịu bức xạ "siêu nhân" gấp 1.000 lần con người

Loài gấu nước Hypsibius henanensis sở hữu khả năng chịu đựng bức xạ gamma cao từ 3.000 đến 5.000 gray - mức mà con người chỉ cần tiếp xúc 1/1.000 là tử vong. Hệ gene đặc biệt của loài sinh vật này giúp giải mã cách chúng vượt qua giới hạn sinh học và sống sót trong điều kiện khắc nghiệt.

Những ngôi trường độc lạ

Trường học thường được ví von như “ngôi nhà thứ hai” của mỗi cô cậu học trò. Bởi thế, việc thiết kế một ngôi trường có diện mạo ấn tượng, thu hút và… gây thương nhớ đối với đám “nhất quỷ nhì ma” cũng là điều quan trọng ra phết đấy. Hãy cùng xem, thế giới của chúng ta có những ngôi trường như vậy không nha.