2 ngôi trường đào tạo nghề làm báo đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?

Thu Trà
Đây là 2 ngôi trường có chất lượng đào tạo nghề làm báo hàng đầu cả nước nên cũng khá "cân não" thí sinh khi lựa chọn.

Câu hỏi Nên học báo chí ở HV Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành báo chí quan tâm.  Cùng 2 lò đào tạo chuyên ngành báo chí rất chất lượng, chúng ta hãy cùng khám phá 2 môi trường học tập dưới cái nhìn của các sinh viên trong trường nhé!

Tại sao nên chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Thông tin chung

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (tên tiếng Anh: Academy of Journalism and Communication – AJC) là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là trường nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội (trường chỉ có duy nhất một cơ sở tại Hà Nội).

Ngoài đam mê, sở thích với các chuyên ngành, khi trở thành sinh viên trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời và thích thú với môi trường nơi đây.

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền  (Ảnh: Văn nghệ xung kích AJC)

Ngôi trường của người đẹp

Trường được rất nhiều người gọi với cái tên ”Trường của người đẹp “. Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền là ngôi trường có rất nhiều “mỹ nữ” không chỉ xinh đẹp mà còn tài năng. Thử điểm danh mà xem, đây là ngôi trường một thời của Hoa Hậu Việt Nam Nguyễn Thu Huyền, của Á hậu Dương Ngọc Anh… và rất nhiều mỹ nữ khác.

Gặp nhiều người nổi tiếng

Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn “nức tiếng” bởi những gương mặt của Đài truyền hình xuất hiện trong trường. Tất nhiên, chẳng có lẽ gì khi hồi nhỏ xem vô tuyến, bạn hâm mộ anh này, chị kia và thật hạnh phúc vì bỗng dưng, một ngày đi học gặp họ. Hạnh phúc quá còn gì? Chưa kể, sau này, mọi thông tin cập nhật về người nổi tiếng trong các kênh truyền hình lớn sẽ đến với bạn rất nhanh. 

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 3
Nữ MC trẻ tuổi nhất VTV Phương Thảo là cựu sinh viên HV Báo chí & Tuyên truyền (ảnh chụp màn hình)

Thầy cô cực thân thiện và xì tin

AJC có tốt không? Nếu như nhiều trường khác đã áp dụng học tín chỉ, mỗi lớp mấy trăm sinh viên thì trường Báo chí vẫn duy trì hình thức học niên chế. Điểm lợi của hình thức này là thầy cô chủ nhiệm thường theo sát bạn suốt 4 năm. Bởi vậy thầy cô luôn quan tâm đến học sinh rất nhiều. Thầy cô trường Báo còn nổi tiếng thân thiện và xì tin. Bạn có thể dễ dàng chia sẻ tâm sự với thầy cô về chuyện yêu, bạn bè, về dự định tương lai. Đây là điều mà không phải trường nào cũng có. 

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 2
Các thầy cô cực kỳ xì tin và tâm lý nhé  (Ảnh: Văn nghệ xung kích AJC)

Được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ thú vị

Trở thành sinh viên trường Báo, bạn sẽ dần trở nên năng động và tự tin. Bởi ở môi trường này, bạn bỗng dưng cần thấy mình phải khác và đặc biệt, nhiều cơ hội mở rộng giúp bạn thể hiện mình. 

Bên cạnh đó, mỗi khi các đêm văn nghệ của trường Báo diễn ra, bạn sẽ phải hoa mắt lên vì các tài năng biểu diễn văn nghệ quá “đỉnh”.

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 4
Đêm nhạc hội “Welcome to AJC 2020” bùng nổ tại sân khấu trường Báo chí  (Ảnh: Văn nghệ xung kích AJC)
2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 5
Người xem mãn nhãn với các tiết mục nhảy đầy sôi động  (Ảnh: Văn nghệ xung kích AJC)
2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 6
Nhắc tới Học viện Báo chí Tuyên truyền không thể quên một “đặc sản”: Kịch Báo Chí (Ảnh: Văn nghệ xung kích AJC)

Bạn Vũ Nhung, cựu sinh viên Viện Báo chí K36, HV Báo chí & Tuyên truyền bày tỏ: “Với bản thân mình thì AJC là một ngôi trường lý tưởng đặc biệt là dành cho những bạn muốn sau này làm báo chí hoặc các công việc liên quan đến truyền thông. 

Trường có rất nhiều thầy cô dày dặn chuyên môn và có những phương thức đào tạo khá đặc sắc. 4 năm theo học mình cảm thấy trưởng thành lên rất nhiều, thay vì quá chú trọng lý thuyết, các thầy cô thường cho sinh viên chủ động trong việc học và tìm kiếm thông tin, chỉnh sửa sau khi đã có sản phẩm, điều này giúp cho mình cũng như rất nhiều bạn rút ra được nhiều bài học quý giá.

Học ngành báo chí nhưng ra trường dù không làm báo mình vẫn rất tự hào vì đã từng là sinh viên theo học tại trường. Những kiến thức được học giúp mình áp dụng và hoàn thành được công việc hiện tại. Và đặc biệt, AJC đã cho mình những người bạn thân mà có lẽ suốt đời mình sẽ không tìm được những ai hợp và thân thiết với mình như thế.”

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 7
Vũ Nhung (bên trái), cựu sinh viên Viện Báo chí K36, HV Báo chí & Tuyên truyền (Ảnh: NVCC)

Có nên chọn học báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Thông tin chung

VNU-USSH là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Báo chí (Trường Đại học Tổng hợp, thành lập năm 1990) - nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí/truyền thông lớn nhất ở Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đào tạo/nghiên cứu báo chí tại một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng.

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 9
Tập thể cán bộ giảng viên Viện Đào tạo Báo chí (Ảnh: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KH Xã hội & Nhân Văn Hà Nội)

Ngôi trường mơ ước của nhiều sinh viên

Với những bạn đam mê đến trường thì đây quả là nơi học tập tuyệt vời. Hệ thống phòng học thông minh, giảng đường, phòng tự học của sinh viên. Trung tâm Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin với hơn 300 máy tính đồng bộ, 4 máy chủ, cài đặt hệ thống phần mềm giảng dạy trực tuyến Learning Management System, phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động của Nhà trường (phần mềm về đào tạo như đăng ký môn học, phần mềm quản lý các học phần, phần mềm thu học phí, phần mềm quản lý công tác sinh viên…).

Bên cạnh đó, mạng internet được lắp đặt, với tốc độ đường truyền là 80Mb, mạng wifi đã được phủ sóng toàn trường giúp SV có thể truy cập internet được dễ dàng.

Thầy cô tận tâm, đều là những giảng viên kỳ cựu

Viện có đội ngũ hơn 50 giảng viên kiêm nhiệm, mời giảng là những chuyên gia hàng đầu về báo chí và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay, những nhà báo uy tín, giàu kinh nghiệm. Trợ giảng là những chuyên gia hàng đầu về báo chí và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay.

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 8
Các thầy cô giáo luôn tận tâm (Ảnh: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KH Xã hội & Nhân Văn Hà Nội)

Nhiều hoạt động ngoại đáng mong chờ

Giống như trường Báo chí, trường Nhân văn cũng có rất nhiều câu lạc bộ hoạt động sôi nổi. Một số câu lạc bộ nổi bật có thể kể đến như: CLB Ngọn lửa tuổi 20 (Đoàn TN), Đội SVTN Xung kích (Hội SV), Đội Sinh viên làm CTXH (Hội SV), CLB Hoa đá (Hội SV), Đội thanh niên vận động hiến máu Nhân văn (Hội SV), CLB Nhân văn bình đẳng giới (Hội SV),...

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 14
Giải bóng đá thường niên Tú Hùng Cup (Ảnh: Fanpage Tứ Hùng Cup)
2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 12(Ảnh: Festival Báo chí Nhân văn)
2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 13
Sự kiện Báo Chí Hát (Ảnh: Fanpage Báo Chí Hát)

Bạn Lại Thị Ninh, sinh viên năm cuối khóa 62 của Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông (SJC) trường ĐH KHXH&NV chia sẻ: “SJC là môi trường năng động giúp sinh viên được học hỏi và sáng tạo, ngoài hoạt động học tập, Viện còn có các chương trình ngoại khóa như: Báo chí hát, Tứ Hùng Cup, Liên Chuồng,...  để gắn kết tình cảm sinh viên các khóa với nhau. Đây cũng là nơi giúp sinh viên ngành Báo thực hành nghề nghiệp khi tự đứng ra tổ chức sự kiện. Từ những hoạt động này mà chúng mình được học thêm các kỹ năng khác như viết content, quay phim, dựng phim, thiết kế hình ảnh…

2 ngôi trường đào tạo Báo chí đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau?  - Ảnh 11
Lại Thị Ninh (bên trái), sinh viên năm cuối khóa 62 của Viện Đào tạo Báo chí Truyền thông (Ảnh: NVCC) 

4 năm ở viện Báo với mình thực sự tuyệt vời, mình đã được học tập, trau dồi những kỹ năng cần thiết để làm nghề, được thầy cô hướng dẫn tận tình, có thêm nhiều bạn bè và các anh chị cùng chí hướng.” 

Nhìn chung cả hai trường đều là "ông lớn" trong khối ngành Báo chí và có môi trường học tập không hề thua kém nhau. Quan trọng nhất, ngoài học ở trường lớp thì sinh viên còn phải tích cực học tập, trau dồi thêm các kiến thức ở ngoài xã hội, các kỹ năng mềm,... Cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 2 ngôi trường đào tạo nghề làm báo đình đám nhất cả nước, môi trường học có gì khác nhau? tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Rộn ràng ngày hội STEM “Những nhà phát minh tương lai”

Các bạn học sinh của trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) vừa tưng bừng tham gia Ngày hội giáo dục STEM “Những nhà phát minh tương lai” lần thứ 4 và Ngày hội Toán học lần thứ 1 năm học 2023 – 2024 ngay tại ngôi trường thân yêu của mình.