3 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới

Chu Hải
Theo website Research.com (cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới), kết quả xếp hạng nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học vừa công bố gồm 1.000 nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Danh sách này được đưa ra nhằm giới thiệu nhiều hơn cho cộng đồng học thuật về các học giả trẻ có tầm ảnh hưởng trên thế giới và tiếp xúc với nghiên cứu có tầm ảnh hưởng của những người đi đầu trong lĩnh vực khoa học.

Mục tiêu của bảng xếp hạng là truyền cảm hứng cho các học giả và những người đang cân nhắc sự nghiệp học thuật, bằng những ví dụ về các nhà nghiên cứu trẻ, thành công, những người mới bắt đầu sự nghiệp khoa học nhưng đã tạo ra tác động to lớn với công việc của họ.

3 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới - Ảnh 1 Từ trái qua phải: PGS-TS Trần Xuân Bách, PGS-TS Lê Hoàng Sơn, TS Phùng Văn Phúc

Trong số 5 nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam có tên 3 nhà khoa học trong nước và 2 người nước ngoài trong bảng xếp hạng. Trong đó, PGS-TS Trần Xuân Bách, Đại học Y Hà Nội, là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), lĩnh vực Y học cộng đồng, với chỉ số H-index là 94.

PGS-TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp hạng 190, lĩnh vực Khoa học máy tính, với chỉ số H-index là 54. Ông Sơn cũng lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021.

PGS-TS Phùng Văn Phúc, Đại học Công nghệ TP.HCM, xếp hạng 958, lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, với chỉ số H-index là 33. PGS Phúc là nhà khoa học Việt quen thuộc trong các bảng xếp hạng thế giới, ông có 4 năm liền vào danh sách 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 3 nhà khoa học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Người gieo hạt trên mảnh đất Tây Nguyên

Tháng 8 năm 2022, cô Hiệu trưởng Lương Thị Bích Nguyên về công tác tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Khi ấy, ngôi trường chỉ có dãy nhà cấp 4 xuống cấp, thiếu phòng học; các phong trào, hoạt động của trường chưa phát triển mạnh.

Tết của "bé Khoa" những ngày thơ ấu

Tết xưa và Tết nay thì có gì khác nhau nhỉ? Mời bạn cùng Cún Bông chăm học lên chuyến tàu ngược về quá khứ, để nghe nhà thơ Trần Đăng Khoa kể chuyện về cái Tết của “cậu bé Khoa” ngày thơ ấu nhé. Bạn sẽ thấy, một khung cảnh đặc biệt như trong chuyện cổ tích đang dần hiện ra theo lời kể của “cậu bé Khoa” ngày ấy!

Lắng nghe mùa Xuân về - Cùng hát lời trái tim

Mùa xuân đến, giống như những nốt nhạc mà thiên nhiên gieo tặng khắp Trái đất này. Lộc non vươn màu xanh mướt. Nụ hoa chúm chím khoe muôn sắc màu. Những tiếng chim trong veo đã ríu rít mỗi sớm mai. Và bỗng nhiên trái tim mỗi chúng mình cũng muốn cất lên tiếng hát.