4 điều cần biết khi gặp sự cố ở nước ngoài

Nguyễn Nhật Linh
Đi du lịch ở đất nước xa lạ sẽ không tránh khỏi những bất trắc. Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là tự trang bị cho mình những kĩ năng, kinh nghiệm dưới đây.

1. Tìm hiểu kỹ về tòa Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài

Ở mỗi Quốc gia đều chứa ẩn tiềm tàng những mối nguy hiểm riêng, nếu đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam, mọi người có thể yên tâm về các tình hình an ninh- xã hôi. Nhưng nếu di chuyển ra nước ngoài, với một môi trường xa lạ từ con người cho đến ngôn ngữ thì Đại sứ quán chính là “ngôi nhà” của bạn.

Đại sứ quán là trung tâm làm việc trực thuộc bộ ngoại giao,là cơ quan của nước sở tại tiếp nhận và giải quyết công việc có liên quan đến ngoại giao trong và ngoài nước. Đó cũng được xem là cơ quan bảo vệ quyền lợi cho bạn khi gặp khó khăn ở nước ngoài.

Nếu đất nước bạn đang đặt chân đến gặp sự cố về thiên tai, vấn đề chính trị hay kém may mắn hơn nữa, chính bản thân bạn gặp tai nạn đáng tiếc tại xứ người thì Đại sứ quán sẽ là nơi hỗ trợ các công dân hết mình để hoàn thiện giấy tờ, thủ tục để bạn có thể nhanh chóng trở về nhà.

Bệnh tật cũng là một trong những sự cố ngoài ý muốn rất thường hay xảy ra. Khi đó, bạn nên nhanh chóng liên hệ với Đại sứ quán để được nhận sự giúp đỡ. Họ có thể liên hệ giúp bạn nơi chữa trị tốt nhất, giúp liên hệ với gia đình, người thân của bạn tại Việt Nam, giúp liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn. Thậm chí có thể giúp chuyển tiền từ gia đình, người thân ở Việt Nam để bạn thanh toán viện phí, thuốc men.

2. Luôn mang theo địa chỉ khách sạn khi ra đường

Bị lạc không phải là một điều gì quá tồi tệ và bạn nên đối diện với điều này một cách bình thản và phải giữ cho mình hết sức bình tĩnh. Chỉ khi tỉnh táo, bạn mới có thể suy nghĩ và đưa ra quyết định sáng suốt. Hốt hoảng chỉ làm cho kẻ xấu chú ý và dễ dàng lợi dụng bạn mà thôi.

Hãy dừng lại ở điểm lạc và bắt đầu định hướng trở lại. Nhớ trong đầu khu vực và tên mà mình muốn đi, sau đó hỏi bất cứ người đi đường nào. Nếu không biết tiếng, tốt nhất bạn nên chuẩn bị bản đồ và đánh dấu những “mốc” quan trọng như nhà thờ, quảng trường, ga tàu, bến xe buýt…

Khi đi chơi nên mang theo địa chỉ của khách sạn để có thể hỏi đường những người xung bằng cách dùng bản đồ và chỉ tay vào các biểu tượng ấy. Ở những trung tâm nhiều người, bạn sẽ rất dễ dàng tìm taxi, phương tiện công cộng để trở về.

Ngoài ra, điện thoại thông minh có tích hợp 3G và GPS rất phổ biến, bạn có thể download các phầm mềm hỗ trợ để xác định vị trí của mình cũng như tìm lối ra trên bản đồ có sẵn. Đối với một số quốc gia, nếu không muốn dùng điện thoại thông minh vì sợ nguy hiểm, bạn nên mua bản hồ hoặc lấy tại khách sạn hay trung tâm thông tin (information center) trong thành phố nơi điểm đến.

Nền du lịch ở các nước Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE cũng nằm trong danh sách quốc gia không an toàn khi bị lạc đường, các tay cò mồi thường lợi dụng sự hoảng loạn của du khách để kiếm tiền. Vì thế, bạn nên hỏi đường từ người nữ hơn là nam, đặc biệt với các du khách nữ, đồng thời luôn tỏ thái độ bình thản cho dù trong lòng bạn đang lo lắng thế nào đi nữa.

3. Tuyệt đối không đi theo người lạ để bảo vệ bản thân

Nếu đi du lịch ở những quốc gia khá phức tạp như Ấn Độ, châu Phi, một số nước Trung Đông khi tình hình chính trị mất ổn định thì phải đặt an toàn lên hàng đầu. Nên tránh đi vào những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, trở ngược lại đường cũ khi cảm thấy đã đi quá xa, giữ thái độ điềm tĩnh nếu có bị kẻ lạ quấy rầy. Tuyệt đối không đi theo người lạ, trò chuyện với các tay cò chỉ làm họ thêm đeo bám bạn. Hãy giữ khoảng cách càng xa càng tốt. Chạy đến nơi đông người. Nếu anh ta vẫn đi theo bạn, nên nói cho một ai đó biết và cầu xin được giúp đỡ.

4. Không nên chống trả khi cướp giật

Nếu đến du lịch ở một số nước như Nam Phi, bạn thường được khuyến khích nên nhìn vào cửa kính của các cửa hàng khi đi trên đường để xem có ai đang theo chân mình không, nhằm đề phòng bị cướp. Khi bị đe dọa, hãy cứ để bọn chúng lấy, đừng chống trả sẽ có thể gây nguy hiểm về tính mạng. Cất tiền ở nhiều chỗ để luôn có kinh phí dự trữ.

Theo camnangdulich.com/Yeah1

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 4 điều cần biết khi gặp sự cố ở nước ngoài tại chuyên mục Hành Trang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Hành Trang khác

3 chiêu lừa đảo tinh vi đầu năm mới: Cảnh giác để không sập bẫy

Dịp đầu năm, nhiều đối tượng lợi dụng tâm lý chủ quan của người dùng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng. Trong tuần từ 27/1 đến 2/2, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ghi nhận ba phương thức lừa đảo phổ biến, gồm: giả danh thầy bói giải hạn online, mạo danh nhà mạng để chiếm đoạt tài sản và kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng.

"Mona Lisa" sắp có phòng trưng bày riêng

Tranh "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci sắp được chuyển đến một không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Louvre, với mức vé tham quan riêng, nhằm giảm tình trạng quá tải du khách.

Du Xuân qua những miền di sản

Tết… Tết… Tết… Tết đến rồi! Ngoài việc sum vầy bên gia đình, hân hoan theo bố mẹ đi chúc Tết họ hàng…, đây cũng là dịp tuyệt vời để chúng mình vi vu đến những miền di sản, khám phá thiên nhiên tươi đẹp và những điều lý thú về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của mỗi vùng miền trên cả nước.

5 địa điểm ngắm tuyết đẹp nhất Việt Nam

Dù tuyết không thường xuyên xuất hiện, mùa đông tại một số địa điểm ở Việt Nam vẫn khoác lên mình vẻ đẹp kỳ ảo, tựa như những khung cảnh mùa đông ở các quốc gia ôn đới. Dưới đây là 5 điểm đến nổi bật nhất để trải nghiệm mùa đông thơ mộng và cơ hội "săn tuyết" ở Việt Nam.