6 nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng ở lứa tuổi học sinh

Hà Anh
Người lớn thường cho rằng thời thơ ấu là quãng thời gian “vô lo vô nghĩ” và hạnh phúc nhất trong đời. Tuy nhiên, các bạn nhỏ ngày nay cũng dễ bị căng thẳng, thậm chí là trầm cảm bởi một số nguyên nhân.

Các nguyên nhân gây căng thẳng ở học sinh

1. Trường học

Trong nhà trường, nhiều học sinh cảm thấy bị áp lực khi phải học tốt. Với một số bạn, bài học trong ngày cộng với bài tập về nhà vào buổi tối dường như hơi quá sức. Điều này nghĩa là các bạn không có thời gian cho các hoạt động vui chơi. Ngoài ra, việc bị “tụt lại phía sau” so với bạn bè đồng trang lứa cũng có thể dẫn đến căng thẳng.

Việc học có thể là một gánh nặng cho trẻ em và thanh thiếu niên

2. Thi cử

Các kì thi có thể tạo áp lực lên học sinh. Theo Childline, những bạn ở độ tuổi 12 đến 15 rất có thể sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ khi phải đối mặt với áp lực từ các bài kiểm tra. Một trong những mục đích phổ biến nhất là không muốn làm cha mẹ lo lắng và thất vọng. Kết quả là, những học sinh đã liên hệ với Childline nói rằng căng thẳng trong thi cử dẫn đến trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn và hạ thấp lòng tự trọng.

3. Áp lực ngang hàng

Đối với một số học sinh, việc kết bạn có thể gặp khó khăn. Nhiều bạn cảm thấy bị áp lực khi phải hòa nhập với môi trường xung quanh. Đôi khi, điều này có nghĩa là các bạn phải làm những việc không mấy thoải mái hoặc không chắc chắn.

4. Bắt nạt

Theo tổ chức từ thiện Young Minds, bắt nạt ảnh hưởng đến hơn 1 triệu bạn trẻ mỗi năm. Các bậc phụ huynh có thể chú ý một số dấu hiệu nhận biết khi con cái bị bắt nạt, bao gồm: lo lắng, học hành sa sút, giả vờ bị bệnh để không phải đến trường, ăn ngủ không tốt, có các vết thương, bầm tím không rõ nguyên nhân, mất đồ.

5. Các sự kiện trên thế giới

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, rất để khó có thể ngăn cản các bạn nhỏ khỏi việc tiếp xúc với những tin tức đáng lo ngại về chiến tranh, thiên tai hay sự tàn bạo, khủng bố… Từ đó, một số bạn đã nảy sinh nỗi lo lắng về sự an toàn của bản thân và những người xung quanh.

6. Những khó khăn trong gia đình

Những khó khăn và sự thay đổi trong gia đình như việc chuyển nhà, hay cha mẹ ly thân hoàn toàn có thể gây trở ngại và dẫn đến những dấu hiệu căng thẳng ở các bạn thiếu nhi.

Làm thế nào để đối phó với căng thẳng?

Để “chiến đấu” với sự căng thẳng, các bạn cần học cách sắp xếp thời gian hợp lý, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất cũng có thể giúp các bạn kiểm soát căng thẳng. Các bài tập thể dục hay các kỹ thuật thư giãn như những bài tập thở sẽ hỗ trợ chúng mình rất nhiều trong việc kiểm soát mức độ căng thẳng.

Tăng cường vận động là biện pháp hiệu quả để “đối phó” với căng thẳng học đường (Ảnh: Internet)

Đối với các bậc phụ huynh, điều quan trọng nhất là dành nhiều thời gian hơn với con cái, đặc biệt là khi thấy các bạn nhỏ có vẻ lo lắng về điều gì đó. Cha mẹ nên sẵn sàng cho những hoạt động vui chơi, hay đơn giản hơn là ở trong phòng cùng các con. Đồng thời, hãy thường xuyên hỏi thăm và thể hiện sự quan tâm đến mỗi ngày của các bạn nhỏ, cố gắng tránh ép buộc các phải nói về những nỗi lo.

Cha mẹ nên nhắc nhở các bạn nhỏ rằng một vài mức độ căng thẳng là hoàn toàn bình thường trong cuộc sống, ai cũng gặp phải và cần tìm cách đối phó. Nếu có thể, cha mẹ hãy kể về những lần cha mẹ phải giải quyết sự căng thẳng của bản thân, giúp cho con sự tự tin cần thiết để con có thể dũng cảm “đương đầu” với sự căng thẳng của mình. Khi nghi ngờ các bạn nhỏ bị trầm cảm, các bậc cha mẹ không nên cố gắng tự mình xử lý - hãy đưa các bạn nhỏ đến gặp bác sĩ hay chuyên gia để được giúp đỡ.

Hà Anh (dịch và biên tập)
(Theo Hello Magazine)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 6 nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng ở lứa tuổi học sinh tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.