9 loài động vật bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính

Chu Hải
TNTP - Môi trường thiên nhiên đã chịu tác động bởi sự gia tăng dân số quá nhanh và sức tàn phá thiên nhiên khủng khiếp của con người đã khiến cho sự tồn tại của một số loài động vật đang trên bờ vực thẳm.

Nếu như nhiệt độ vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, cũng như môi trường sinh sống dần bị co lại, nhiều loài động vật sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Tin buồn là một người thì không thể làm thay đổi được vấn đề lớn này, nhưng với 7,3 tỷ người, trong đó có gần 3 tỷ trẻ em, nếu ai cũng có ý thức giữ gìn môi trường thì vấn đề hiệu ứng nhà kính sẽ khác đi rất nhiều.

Gấu Bắc cực

Loài gấu này chỉ sống được ở vùng Bắc cực và cận Bắc cực. Chúng sử dụng những hố băng để bắt những con nhím biển làm thức ăn. Nếu không có băng phủ trên nước, gấu Bắc cực sẽ bị đói và những con con của chúng sẽ không thể sống sót được. Các nhà khoa học ước tính băng ở Bắc cực sẽ tan vào năm 2100.

Chuột núi

Giống chuột này thường sống ở ngọn cây mọc trên các ngọn núi quanh năm băng giá. Nếu những mỏm núi đó trở nên ấm hơn, những con chuột này sẽ bị mất đi môi trường sống quen thuộc của chúng.

Rùa biển

Nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân để nước biển dâng lên khiến bãi biển bị ngập nước, cuốn phăng cả những ổ trứng của rùa biển. Nhiệt độ trên cát cũng ảnh hưởng đến giới tính đực hay cái của trứng rùa khi nó chuẩn bị nở. Nếu nhiệt độ tăng lên vài độ, trứng rùa sẽ nở ra hầu hết là rùa cái mà thiếu rùa đực gây mất cân bằng trong quá trình sinh sản. Còn nếu nhiệt độ tăng lên cao hơn nữa thì trứng rùa khi vùi trong cát sẽ hỏng hết.

Chim đớp ruồi

Loài chim này sinh sản theo thời gian cố định, vì thế khi những con chim non ra đời mà lũ sâu hoặc côn trùng (thức ăn chính của chim đớp ruồi non) vì biến đổi khí hậu lại nở sớm hơn thời điểm chúng đời thì chim đớp ruồi non sẽ không còn thức ăn để tồn tại.

Chim cánh cụt Galapagos

Khi vùng nước biển ở biển Pacific trở nên ấm nóng hơn (người ta gọi hiện tượng này là El nino), những đàn cá sẽ di chuyển đến những vùng nước mát lạnh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc những con chim cánh cụt sẽ bị chết đói. Sự thiếu thức ăn xảy ra trong suốt thời kỳ El nino đã khiến cho đến 65% những con chim cánh cụt bị chết. Và hiện nay ở vùng Galapagos chỉ còn lại khoảng 1.500 con chim cánh cụt.

Voi

Voi châu Phi sống trong một môi trường rất đa dạng, từ đồng cỏ cho đến những cánh rừng. Hiệu ứng nhà kính khiến cho “ngôi nhà” của chúng bị nóng lên, những nguồn nước hiếm hoi bị cạn kiệt đi và thức ăn cũng khô cằn hơn. Chúng luôn phải di chuyển để đi tìm thức ăn cũng như nguồn nước mới. Nhưng giờ đây, chúng chẳng còn nơi nào để đi nữa. Các thành phố, khu công nghiệp và nông nghiệp đã chiếm hết các vùng đất của voi rồi.

Các loài ếch

Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân khiến cho nhiệt độ trở nên tăng cao và là điều kiện tốt cho những cây nấm độc phát triển rất nhanh trên khắp thế giới. Nấm độc ngấm vào da của các động vật lưỡng cư, gây cho chúng khó thở, thậm chí bị chết. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho một số loài sắp bị tuyệt chúng, đặc biệt loài ếch và cóc.

San hô

Tảo sống trên những nhánh san hô và cung cấp cho chúng rất nhiều các dưỡng chất quan trọng. San hô rất ít thích nghi được với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi nhiệt độ của nước biển ấm lên, chúng sẽ trở nên bị căng thẳng và sẽ hất tung những cây tảo biển ra khỏi thân mình, và hậu quả là chúng bị đói. 25% san hô biển đã bị phá huỷ bởi nguyên nhân này. Các nhà khoa học cho rằng sẽ thêm 30% san hô nữa tiếp tục bị phá huỷ trong vòng 30 năm tới.

Con người

Sự huỷ diệt về môi trường, sự gia tăng dân số và hiệu ứng nhà kính… Những điều đó làm ảnh hưởng đến tất cả các loài động vật trên Trái đất, và ngay cả con người chúng ta. Do vậy mỗi chúng ta đều nên có ý thức bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.

KIM TUYẾN

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 9 loài động vật bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Miền Bắc tái diễn nồm ẩm kéo dài

Từ nay đến ngày 21/3, miền Bắc vẫn kéo dài tình trạng mưa phùn sương mù. Độ ẩm tăng cao khiến nồm ẩm trở thành nỗi "ác mộng" của thời tiết Bắc Bộ.