Bạn đã ăn mì gói đúng cách, an toàn cho sức khỏe?

Thúy Quỳnh
Đối với các bạn học sinh, một trong những món ăn yêu thích chính là mì gói. Tuy nhiên ăn nhiều mì gói có tốt không và ăn mì gói như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Theo Tri thức trẻ, mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Gần đây, thông tin thường xuyên dùng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng hoang mang.

Nếu bạn ăn mỳ tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mỳ ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy.

Chuyện ăn mì gói không đơn giản chỉ có cho nước sôi, thêm gia vị vào là xong mà còn phải làm theo những bước sau để đảm bảo tránh khỏi bệnh ung thư từ chất phụ gia trong mì.

Một số hiểm hoại từ mì gói gây hại đến sức khỏe của người sử dụng

Theo báo Lao động, Mì ăn liền chứa chất làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể

Một trong những tác hại của mì ăn liền đối với sức khỏe đó là nó làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể từ các loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây và rau quả,... Mì ăn liền có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa.

Nếu bạn đang ăn mì ăn liền và sau đó ăn các loại thực phẩm lành mạnh khác thì cơ thể của bạn có thể không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này.

Có chứa hàm lượng natri cao

Một tác hại khác của mì ăn liền là chúng chứa nhiều muối natri làm tăng nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận và các vấn đề về thận khác. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa chất phosphate khiến chúng ta dễ bị loãng xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Mì ăn liền có nhiều chất bột ngọt

Một cốc mì ăn liền có hàm lượng bột ngọt rất cao. Nó khiến nhiều  người bị dị ứng hoặc cảm giác nóng rát, đau đầu, đau ngực sau khi ăn mì ăn liền. Ngoài ra, thành phần bột ngọt này cũng gây nguy cơ bị ung thư cao.

Mì ăn liền chứa chất gây ung thư

Mì ăn liền được đóng gói với chất bảo quản, chống đông và các thành phần khác có thể gây ra ung thư. Ngoài ra, chúng cũng được đóng gói trong cốc có chứa chất hoá dẻo và chất dioxin, đây là những chất gây ung thư có thể thấm vào mì khi được đổ nước nóng vào.

Mì ăn liền chứa propylene glycol

Mì ăn liền cũng chứa nhiều chất propylene glycol, đây là chất giữ ẩm giúp ngăn ngừa mì khô. Thành phần này mang lại một số rủi ro cho sức khỏe  trong đó bao gồm vấn đề về gan, tim và thận, và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Hướng dẫn cách ăn mì không hại sức khỏe

Vứt bỏ gói gia vị

Bác sĩ Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, BS Nguyễn Thị Lâm đưa ra lời khuyên ngoài việc phải vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.

Thêm rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. "Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể.

Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra", bác sĩ Lâm khuyên. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Tuyệt đối không ăn "mỳ úp"

Việc chế biến mỳ ăn liền cũng được bác sĩ Lâm đặc biệt nhấn mạnh. Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bác sĩ Lâm khuyên nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến.

Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Minh Phương (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bạn đã ăn mì gói đúng cách, an toàn cho sức khỏe? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

3 bí kíp "vàng", sẵn sàng thi Trạng

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi từng ghi danh biết bao bậc Trạng Nguyên của đất nước. Đây cũng là nơi giấc mơ được khắc tên trên bia đá đang âm thầm lớn lên trong trái tim của hàng ngàn sĩ tử nhỏ tuổi. Và để giấc mơ ấy trở thành hiện thực, các bạn hãy ghi nhớ ba “bí kíp vàng” ngay sau đây nhé!

Trở thành công dân toàn cầu và sáng tạo bền vững

Mới đây, Hệ thống trường Liên cấp BMS (Ban Mai School, quận Hà Đông, Hà Nội) đã đăng cai tổ chức Global Children’s Designathon 2025 – sự kiện khoa học giáo dục quốc tế dành cho học sinh từ 7 đến 13 tuổi, với chủ đề “Living Planet – Thiết kế các thành phố và cộng đồng bền vững”.

Học kỳ trong Quân đội 2025 – Mùa hè trưởng thành và bứt phá

Chương trình Học kỳ trong Quân đội 2025 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tổ chức với những hoạt động thú vị và bổ ích, tiếp tục là cơ hội trải nghiệm và trưởng thành của các em học sinh trong mùa hè năm nay.