Băng ở Nam Cực tan nhanh là một tin tốt với con người?

hueanh
Theo các nhà khoa học, băng ở Nam Cực hiện đang tan nhanh hơn so với tính toán của con người. Nhưng đây lại là một tin tốt bởi nó sẽ góp phần giải cứu các thành phố đang chìm dần xuống biển.

Từ trẻ em đến người lớn đều biết rằng Trái đất của chúng ta đang lâm nguy vì hiệu ứng nhà kính khiến băng ở hai cực tan nhanh. Để bảo vệ ngôi nhà chung, các quốc gia đã kí rất nhiều hiệp định, công ước mang tính toàn cầu về bảo vệ môi trường cũng như các chiến dịch nâng cao ý thức người dân của quốc gia mình.  

Thế nhưng băng ở hai cực vẫn tan, đặc biệt là cực Nam đang tan nhanh hơn những gì khoa học dự kiến. Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, tốc độ tăng của băng ngày càng tăng lên trong vòng 5 năm vừa qua. Cụ thể, mảng địa chất phía dưới bờ Tây Nam Cực – vùng vịnh Amundsen (ASE) đang dâng lên nhanh chóng. Dù đây chỉ là một khu vực nhỏ, nhưng số băng tan ra tại đây chiếm tới 1/4 tổng lượng băng tan của cả hành tinh.

Do hiệu ứng từ lực hấp dẫn, băng tan tại Nam Cực sẽ khiến nước biển vùng Bắc Âu tăng lên. Ngược lại băng ở Greenland tan ra lại khiến các vùng biển ở Nam bán cầu dâng nước. Lượng nước đang lưu trữ tại Nam Cực có ảnh hưởng với phạm vi toàn cầu, nhưng mạnh nhất vẫn là với vùng Bắc Âu.

Hiệu ứng nhà kính khiến băng ở Nam Cực tan nhanh hơn so với dự kiến của con người

Việc băng ở Nam cực tan ra vốn được đánh giá là nguy hiểm nhưng các chuyên gia lại cho rằng đó là một tin tốt với địa cầu, ít nhất là với các thành phố đang nằm thấp hơn mực nước biển. Nguyên nhân là bởi trọng lượng của băng rất nặng và chúng có thể “ấn” lớp vỏ Trái đất bên dưới xuống sâu hơn một chút. Khi băng tan ra, khối lượng ấy mất đi và lớp vỏ cũng dần nổi lên. Khi ấy, các thành phố ở độ cao thấp có thề được đẩy cao thêm một chút.

Theo các nghiên cứu trước đó, quá trình “nâng bên nọ, ấn bên kia” diễn ra rất chậm. Chẳng hạn như vùng Scandinavia tại Bắc Âu hiện chỉ nâng được khoảng 10mm/năm kể từ 10.000 năm trước - thời điểm kỷ băng hà kết thúc. Thế nên, dù đất có nâng lên thì cũng không thể so với việc nước biển dâng cùng được.

Một trạm GPS tại Nam Cực

Nhưng theo Barletta thì kết quả lại rất khác. Theo dữ liệu từ 6 trạm GPS quanh ASE, thì vùng vỏ Trái đất ở đây dâng lên tới 41mm/năm, tức là gấp 5 lần so với mức được ước lượng trước đó. Lượng băng tại ASE tăng nhanh hơn nơi khác một phần là vì có quá nhiều băng nằm dưới biển. Các dòng chảy từ đại dương ngày càng mạnh lại khiến băng tan nhanh hơn. Nhưng nếu vỏ Trái đất nổi lên vừa đủ, nó có thể chặn lại dòng nước biển và khiến tốc độ băng tan chậm hẳn đi trong hàng thế kỷ.

Hiện vẫn còn quá sớm để cho rằng hiệu ứng này có thể ngăn chặn băng giá tại ASE mất đi hay nó được áp dụng cho các khu vực khác hay không. Nhưng ít nhất thì viễn cảnh nước biển dâng lên không đến nỗi quá u ám như chúng ta tưởng tượng. 

Huệ Anh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Băng ở Nam Cực tan nhanh là một tin tốt với con người? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.