Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay

Minh Hồng
Hôm nay (6/12), nếu truy cập Google, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh chiếc pizza dễ thương xuất hiện trên thanh tìm kiếm.

Google Doodle chọn ngày 6/12 để tôn vinh món bánh pizza đồng thời nhấn mạnh đây là một trong những món ăn phổ biến nhất thế giới hiện nay. Trong phần giới thiệu về Doodle hôm nay, Google giải thích lý do chọn ngày 6/12 bởi vào ngày này năm 2007, nghệ thuật ẩm thực của Napoli “Pizzaiuolo” đã được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại. 

Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay - Ảnh 1
Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay

Google cũng giới thiệu đôi nét về pizza rằng món ăn này được coi là "đặc sản" của Italy đồng thời được ưa chuộng trên khắp thế giới. Pizza thường là loại bánh dẹt, tròn được chế biến từ nước, bột mỳ và nấm men, sau khi đã được ủ ít nhất 24 giờ, phía trên có các loại nhân đa dạng như thịt, cá, rau củ... được phủ bởi một lớp phô mai. 

Cho tới ngày nay, nguồn gốc ra đời của pizza vẫn chưa thực sự rõ ràng và còn gây nhiều tranh cãi. Nhiều học giả cho rằng, tiền thân của pizza là những miếng bánh mỳ khô được "nướng" trên đá nóng sau đám cháy. Tổ tiên chúng ta đã "trang trí" thêm đồ ăn thừa lên bánh để ăn. Dần dần, chiếc bánh pizza này trở nên phổ biến tại Napoli, Italy vào khoảng 1.000 năm trước. Một số tài liệu cho rằng những người Roman (La Mã cổ đại) và người Phoenici của Hy Lạp đã làm ra những chiếc bánh pizza đầu tiên nhờ nắm được bí quyết nhào bột với nước và nướng bánh trên đá.

Ước tính, mỗi năm, thế giới tiêu thụ khoảng 5 tỉ chiếc pizza, chỉ riêng ở Mỹ là 350 lát mỗi giây. Pizza giờ đây phổ biến khắp thế giới và được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị người dân các quốc gia. Người Thái Lan sáng tạo thêm kiểu pizza tom yum (tôm chua cay). Người Ấn Độ làm pizza với thịt gà cà ri, người Thổ Nhĩ dùng thịt bằm, ôliu đỏ, hành tây. Người Đức dùng các loại xúc xích làm nhân bánh... 

Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay - Ảnh 1

Ngoài giới thiệu sơ lược về lịch sử ra đời của pizza, Google còn mang tới người dùng trò chơi tương tác với nhân vật chính là các loại pizza phổ biến nhất hiện nay như: Margherita, pizza trắng, calabresa, mozzarella... Người dùng sẽ tham gia cắt pizza theo số lớp phủ, số lượng cắt theo yêu cầu. Làm càng đúng theo yêu cầu bạn càng có cơ hội giành được nhiều sao.

Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay - Ảnh 1
Trò chơi cắt bánh pizza của Google Doodle

Người dùng Google tại hầu khắp thế giới trong đó có toàn bộ Châu Mỹ, Châu Âu, một vài nước Châu Phi, một số nước Châu Á, và cả Việt Nam... sẽ được tiếp cận Google Doodle hôm nay.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bánh pizza được tôn vinh trên Google Doodle hôm nay tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Cửa Bắc - Cổng thành in ký ức

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm vừa mang dấu ấn lịch sử vừa sở hữu vẻ đẹp cổ kính để khám phá thì Cửa Bắc ở Hà Nội chính là một lựa chọn không thể bỏ qua đâu nhé!

Sân chơi vui mê tơi

Nếu bạn từng mơ ước một lần được hóa thân thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt, vung roi thần trừ giặc thì sân chơi hòa nhập Thánh Gióng tại Vườn Giám thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Hè này đấy!

Khám phá Thảo Cầm Viên

Nằm giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên là một khu vui chơi với nhiều trò chơi thú vị, đồng thời cũng là “ngôi nhà chung” của hàng ngàn loài động vật quý hiếm. Tớ mong được khám phá nơi này từ lâu lắm rồi, vì thế nhân dịp nhóc em họ từ quê ra chơi, tớ liền xin mẹ cho đi Thảo Cầm Viên và thật sung sướng vì mẹ đã gật đầu cái rụp.

"Hóa thạch sống" của Trái Đất

Nhà tự nhiên học Charles Darwin là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "hóa thạch sống" vào năm 1859. Đây là thuật ngữ chỉ những loài gần như không tiến hóa trong hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu năm và có vẻ ngoài giống hệt tổ tiên của chúng.