Báo động số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh lên hơn 2.000 ca/tuần

Đức Trọng
Trong tuần qua (8-15/9), Thủ đô đã ghi nhận 2.010 ca mắc sốt xuất huyết.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 8 đến 15/9), trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8/2023).

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần là: Phú Xuyên (163 ca), Hoàng Mai (136 ca), Cầu Giấy (134 ca), Hà Đông (132 ca), Đống Đa (125 ca), Đan Phượng (122 ca), Thanh Oai (119 ca), Thanh Trì (104 ca).

Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng dựng đứng, lên hơn 2.000 ca/tuần - 1
 

Ngoài ra, các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần là phường Định Công, quận Hoàng Mai (44 ca); xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (40 ca); phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (34 ca); xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (35 ca); xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất (34 ca); xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (31 ca)…

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong tương đương.

Bệnh nhân ghi nhận từ đầu năm đến nay phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 533/579 xã, phường, thị trấn. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là: Thạch Thất (833 ca), Hoàng Mai (827 ca), Thanh Trì (727 ca), Hà Đông (607 ca), Phú Xuyên (603 ca), Đống Đa (577 ca), Cầu Giấy (558 ca), Nam Từ Liêm (523 ca).

Cũng trong tuần này, Hà Nội ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện: Đống Đa (16 ổ dịch); Hà Đông, Hoàng Mai – mỗi nơi có 8 ổ dịch; Thanh Oai (7 ổ dịch); Phúc Thọ (6 ổ dịch); Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm - mỗi nơi có 4 ổ dịch; Tây Hồ, Quốc Oai, Phú Xuyên (3 ổ dịch); Đan Phượng, Thường Tín, Ba Vì (2 ổ dịch); Hoàn Kiếm, Mỹ Đức (1 ổ dịch).

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng khủng lên hơn 2.000 ca trong thời gian từ ngày 8 đến 15/9

Tổng số ổ dịch tính đến thời điểm hiện tại là 730. Hiện còn 258 ổ dịch đang hoạt động tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất (439 ca); xã Hữu Bằng - huyện Thạch Thất (306 ca); thôn Nguyên Hanh - xã Văn Tự - huyện Thường Tín (91 ca); thôn Đống - xã Cao Viên - huyện Thanh Oai (57 ca); phường Ô Chợ Dừa - quận Đống Đa (29 ca)…

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết với số ca mắc không ngừng gia tăng.

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi mắc sốt xuất huyết ở mức độ 1, có 8 trường hợp cũng được xem xét chỉ định nhập viện, gồm: Sống một mình; nhà xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng; gia đình không có khả năng theo dõi sát; trẻ nhũ nhi; dư cân, béo phì; phụ nữ có thai; người từ 60 tuổi trở lên; bệnh mạn tính đi kèm (như: thận, tim, gan, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kém kiểm soát, đái tháo đường, thiếu máu, tan máu…).

Bộ Y tế cũng lưu ý, chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau: lừ đừ, không uống được nước, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, có dấu hiệu mất nước, Hct tăng cao (tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu tăng cao).

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Báo động số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh lên hơn 2.000 ca/tuần tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng Ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.