BHXH&BHYT: Nét mới trong chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội

Chu Hải
TNTP - Nhiều năm trở lại đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã luôn là người bạn đồng hành rất đỗi thân thuộc bảo vệ quyền lợi của người lao động.

TNTP sẽ cung cấp thêm một thông tin hết sức hữu ích cho các chị, các mẹ và các bạn gái - những người đã, đang và sẽ trở thành những người mẹ trong tương lai. Đó là thông tin về chế độ thai sản BHXH mới nhất năm 2016. Và điểm mới cần nhấn mạnh ở đây đó là chế độ “thai sản của nam giới khi vợ sinh con”.

Theo đó, lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

- 05 ngày làm việc;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

(Trích Mục 2, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc”, có hiệu lực từ ngày 15/02/2016).

Mức hưởng chế độ thai sản sẽ căn cứ trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản, là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục được cồng dồn.

Người nhà đang đợi đến giờ thăm bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Hà Nội).

Quy định mức trợ cấp một lần khi sinh con:

- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH và tham gia đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh thì được trợ cấp một lần khi vợ sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. (Trước năm 2016, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng; từ ngày 1/5/2016 tăng lên 1.210.000 đồng/tháng).

Đơn cử như trường hợp của vợ chồng cô Đào Thu Hiền, sinh năm 1975, hiện đang cư trú tại phường Gia Sàng (TP. Thái Nguyên). Cô Hiền sinh non 2 bé khi mới 28 tuần tuổi tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Hà Nội).

Chồng cô Hiền là chú Trường, hiện đang công tác tại một công ty ở tỉnh Thái Nguyên, đã đóng BHXH tới nay được hơn 10 năm. Như vậy, theo luật chú Trường sẽ được hưởng 14 ngày nghỉ để chăm vợ sinh. Ngoài ra, vì cô Hiền cũng đóng BHXH, nên sẽ được hưởng mức lương theo chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc.

Một ví dụ khác là trường hợp của vợ chồng cô Bùi Thị Thu Trang, 28 tuổi ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Cô Trang sinh non bé thứ 2 khi mới được 8 tháng tuổi, đẻ thường. Trong gia đình chỉ có chồng cô đóng BHXH liên tục được hơn 4 năm tính đến thời điểm cô Trang sinh con. Theo luật, chồng cô Trang sẽ được nghỉ 7 ngày và được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con (1.210.000đ/tháng x 2 = 2.420.000đ).

Hy vọng với những đổi mới trên, BHXH sẽ được mọi người ghi nhận và giúp cho người lao động Việt Nam có thêm động lực hơn nữa trong công việc…

Linh Linh

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết BHXH&BHYT: Nét mới trong chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.