Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương lên kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh khi đi học trở lại

Minh Hồng
Bên cạnh bù đắp kiến thức, nhà trường cũng cần nhận diện những vấn đề tâm lý của học sinh, để tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, cùng với việc mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các địa phương có kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh sau khi trở lại học trực tiếp, trong đó rà soát, đánh giá và phân định từng nhóm học sinh cụ thể để lên kế hoạch dạy bù trong ngắn hạn và dài hạn.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, việc bù đắp kiến thức được ngành giáo dục xác định không chỉ thực hiện trong một năm mà còn kéo dài nhiều năm. Bên cạnh bù đắp kiến thức, nhà trường cũng cần nhận diện được những vấn đề tâm lý của học sinh, để có tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em trong đại dịch COVID-19 và sau khi quay lại trường học.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương lên kế hoạch bù đắp kiến thức cho học sinh khi đi học trở lại - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn tới từng cơ sở giáo dục về các phương án đảm bảo an toàn khi học sinh trở lại trường học trực tiếp.

Đối với ngành giáo dục, việc chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, dần mở cửa trường học là nhiệm vụ rất quan trọng để các hoạt động giáo dục sớm quay trở lại trạng thái bình thường.

Đến thời điểm này, tỉ lệ tiêm vắc xin trong cộng đồng cao, trong đó có đối tượng học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi; kinh nghiệm phòng, chống dịch, điều kiện y tế dự phòng, thuốc chữa đã được tăng cường. Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học, mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.

Lịch đi học của học sinh 63 tỉnh, thành: Nhiều trường học tại Hà Nội mở cửa trở lại từ ngày 17/1 - Ảnh 1
Các địa phương trên cả nước đang từng bước mở cửa trường học

Trong suốt 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành giáo dục đã triển khai trên diện rộng hoạt động dạy học trực tuyến. Về vấn đề này, Bộ trưởng Sơn thừa nhận việc triển khai hoạt động dạy học trực tuyến nhìn chung còn bị động, thiếu đồng bộ và thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Sự khác nhau về hạ tầng truyền thông, điều kiện kinh tế giữa các vùng, miền đã tạo nên khoảng cách lớn trong tiếp cận giáo dục. Trong đó, các học sinh, đặc biệt ở các cấp học mầm non, tiểu học thuộc các khu vực khó khăn, miền núi, hải đảo… phải chịu thiệt thòi hơn cả.

Cũng trong 2 năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những khó khăn của việc dạy học trực tuyến. Cùng với đó là nỗ lực từ cán bộ quản lý, giáo viên, đến học sinh, phụ huynh.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng thừa nhận, dạy học trực tuyến, nhất là ở bậc phổ thông không thể có chất lượng như dạy học trực tiếp, ngay cả đối với nhiều nước có điều kiện tốt hơn Việt Nam cũng cùng chung chia sẻ này. 

Chưa kể, nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua Internet, trên truyền hình, thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan. 

Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, chúng ta phải cân nhắc và lựa chọn giải pháp dạy học linh hoạt và phù hợp nhất. Bộ sẽ tiến hành rà soát tình hình dạy học trực tuyến, qua đó có những đánh giá cụ thể và đưa ra các giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Nhìn theo hướng tích cực, dịch bệnh đã là một cú hích thúc đẩy ngành giáo dục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là trong công tác dạy học trực tuyến, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Về lâu dài, đây là động lực của quá trình chuyển đổi số trong toàn ngành.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh Phú Cường "đọc và làm theo báo Đội"

Thực hiện chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024-2025 của Hội đồng Đội quận Hà Đông, Liên đội trường THCS Phú Cường (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đọc và làm theo báo Đội”, hình thành thói quen đọc sách báo, phát triển văn hóa đọc, giáo dục truyền thống lịch sử, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng cho đội viên.

Tỏa sáng tài năng ở trường Thanh Xuân Trung

Cứ đến hẹn, hai năm một lần, trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại tổ chức Hội thi Giai điệu tuổi hồng. Đây là sân chơi tìm kiếm tài năng được các bạn học sinh trong trường mong đợi nhất.

Ngôi trường xinh đẹp trên đồi

Nằm tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), trường Tiểu học Vĩnh Trường được các thầy cô giáo và các bạn học sinh trìu mến gọi bằng cái tên: “Ngôi trường trên đồi”. Ngôi trường đặc biệt này được xây dựng từ năm 1975 trên một khu đất dốc, tạo nên vẻ đẹp độc đáo khác lạ.

Tỏa sáng tài năng Phù Đổng

Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, đồng thời phát hiện và tôn vinh những học sinh có năng khiếu nghệ thuật, mới đây, Ban Giám hiệu trường TH Phù Đổng (quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã tổ chức hội thi Tỏa sáng tài năng Phù Đổng năm 2024.

Báo Đội giao lưu cùng giáo viên mầm non quận Long Biên

Sáng ngày 18/12, tại trường Mầm non CLC Đô thị Sài Đồng, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) phối hợp với Phòng GD&ĐT quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa đọc và toạ đàm “Phương pháp đọc sách tương tác kết nối cảm xúc, phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ mầm non”.