Bố ơi, tại sao con mất tập trung?

Cún bông chăm học
Con đang ngồi học, chợt nghe tiếng nhạc bên hàng xóm vọng sang. Điệu nhạc nhảy rất vui khiến chân của con để dưới gầm bàn ngó ngoáy.

Tay của con đặt trên bàn cũng gõ nhịp. Bàn tay cầm bút không viết được nữa. Đầu con nghiêng nghiêng lắng nghe, gắng bắt được vài từ để hát theo... Thế là con không tập trung học được nữa.

Cứ thế. Đang ngồi học thì…

Có biết bao nhiêu điều ngăn trở việc học của con. Khi đang ngồi học thì bỗng nghe thấy gì đó, ngửi thấy gì đó, nhìn thấy gì đó, cảm thấy gì đó và nghĩ đến điều gì đó… Những điều ấy khiến con không thể nào học được nữa. Không nghĩ được. Không hiểu được mình đang đọc cái gì. Không viết được hoặc là viết sai, viết nhầm. Đó chính là những triệu chứng của sự MẤT TẬP TRUNG.

Khi học rất cần khả năng TẬP TRUNG, hoặc TẬP TRUNG CAO ĐỘ.

Thế nào là tập trung?

Đó là khi ngồi học, con hoàn toàn chỉ nhìn thấy cuốn sách, tai con chỉ nghe thấy tiếng bài học vang lên. Nghĩa là làm sao để con không nhìn vào một cái gì khác, không nghe thấy những tiếng động phát ra từ nơi khác. Không điều gì khiến con dừng việc học lại được. Tất cả những giác quan gần như hoàn toàn bị con “thôi miên” để làm “tê liệt” đi, chỉ còn chăm chú vào bài học.

Nếu con TẬP TRUNG CAO thì có một trăm người nói bên tai con, con vẫn không để ý đến, con vẫn cứ đọc được sách hay làm việc một cách chăm chú nhất.

Còn nếu MẤT TẬP TRUNG sẽ khiến con mất nhiều thời gian, mất sự chính xác. Thế là con mất luôn cả lòng tin của những người giao việc cho con. Nhiều khi, chỉ cần đãng trí một chút, mất tập trung một chút là có thể phạm sai lầm rất lớn. Người ta bảo là “Sai một li đi một dặm”...

Phương pháp luyện tập sự tập trung

Muốn có thể TẬP TRUNG, con phải dùng tất cả các giác quan của mình để hướng vào một công việc duy nhất mà con đang làm. Ngoài ra, không nhìn, không nghe, không thấy gì khác, không ngửi, không sờ... vào bất cứ thứ gì khác; không nghĩ đến những điều khác ngoài công việc đang làm.

Mỗi khi bắt tay vào việc gì, con sẽ nghĩ về việc đó thật nhiều, cho đến lúc con cảm thấy hứng thú với công việc.

“Thôi miên” các giác quan: Mắt - nhìn vào đồ vật hoặc việc mình đang làm, không nhìn ra chỗ khác; Mũi - không hít “khịt khịt” xung quanh! Tay - chỉ viết khi cần, chỉ làm cái gì con đang làm; Tai - không hướng ra bên ngoài; Miệng - không uống, không ăn, không nói... Các giác quan hoàn toàn tập trung vào một việc.

Hai bố con mình sẽ cùng luyện tập khả năng tập trung cao bằng cách luyện các kỹ năng: KHÔNG NHÌN, KHÔNG THẤY, KHÔNG NGHE, KHÔNG NGỬI, KHÔNG SỜ, KHÔNG NGHĨ về việc khác trong khi làm một việc nhé! Con đồng ý với bố không nào?

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học, số 26 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bố ơi, tại sao con mất tập trung? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Tự làm bữa sáng

Những bạn luôn được mẹ chuẩn bị bữa sáng cho thì hẳn là sẽ không biết được sự thú ...

Bài Kỹ Năng Sống khác

Cùng bạn làm mới góc học tập

Năm học mới lại bắt đầu rồi, các bạn đã có góc học tập riêng đúng như ý của mình chưa? Trang trí góc học tập ngăn nắp, khoa học, sẽ tạo cho chúng mình nhiều năng lượng tích cực và hứng thú hơn trong việc học ở nhà đấy. Hãy trang trí góc học tập theo đúng sở thích để tạo nguồn cảm hứng cho một năm học đầy thú vị nhé!

Bạn cần làm gì nếu bị chuột rút khi bơi?

Các bạn biết không, ngay cả khi bơi giỏi, chúng ta vẫn có thể bị đuối nước nếu gặp chuột rút khi đang bơi. Vì vậy, hãy học cách phòng tránh và xử lý khi bị chuột rút ngay, bạn nhé!

Những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tại Việt Nam

Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Tập đoàn Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024, nhằm chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích.