Bộ trưởng Bộ Công an nêu giải pháp giúp người dân tránh bị lừa đảo và xử lý tội phạm trên không gian mạng

Ngọc Nguyễn
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thời gian qua Bộ đã thực hiện ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; làm sạch tài khoản ngân hàng và thuê bao di động; loại bỏ các tài khoản ảo và sim rác… nhằm hạn chế lừa đảo trên không gian mạng.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nhóm lĩnh vực thứ 2 thuộc các lĩnh vực về: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đặt câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Công an về quan điểm của Chính phủ trong việc tổ chức lực lượng để phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong thời gian tới?

Trả chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, đây là thách thức an ninh phi truyền thống mà mọi quốc gia đang phải đối mặt, không chỉ riêng tại Việt Nam…

Bộ trưởng Bộ Công an thông tin, các đặc điểm của loại tội phạm này là hoạt động không biên giới, tính ẩn danh cao, trình độ công nghệ cao khiến việc phát hiện và xử lý trở nên rất khó khăn. Thời gian qua, Bộ Công an đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để đấu tranh với tội phạm mạng và tội phạm công nghệ cao.

Cụ thể, đẩy mạnh ứng dụng tài khoản định danh điện tử của công dân để xác thực danh tính khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, hạn chế tình trạng lừa đảo; ứng dụng kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để kịp thời xác thực thông tin, làm sạch tài khoản ngân hàng và thuê bao di động, loại bỏ các tài khoản ảo và sim rác; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho rằng, việc giải quyết tội phạm mạng và tội phạm công nghệ cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành và địa phương. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đột phá nêu trên có thể sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức tự quản, tự phòng, tự đề kháng để phòng ngừa tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, như: Cảnh giác khi nhận cuộc gọi lạ; kiểm tra và cập nhật tính năng bảo mật trên tài khoản mạng xã hội; không cung cấp thông tin cá nhân cho người chưa rõ nhân thân; thận trọng khi thực hiện giao dịch điện tử và trực tuyến và kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi nghi ngờ về hoạt động tội phạm…

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Xét tặng Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2024

Nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc trong công tác tình nguyện vì cộng đồng, Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chính thức ban hành kế hoạch tổ chức Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2024.