Bùng phát dịch thủy đậu: Tránh ngay những sai lầm thường gặp!

Nguyễn Như Quỳnh
"Một sai lầm dễ gặp trong chăm sóc trẻ mắc thủy đậu là bố mẹ cho các bạn ấy kiêng nước, không tắm rửa", chuyên gia cảnh báo.

Thủy đậu thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa đông- xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân.

Bệnh thủy đậu dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể, nhất là trong lớp học. Các bạn thiếu niên trong độ tuổi từ 2-8 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh thủy đậu đa phần lành tính, không nguy hiểm nhưng tiến triển nhanh, nếu không điều trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai, các nốt phỏng dạ thủy đậu trên da thường gây ngứa, nếu teen gãi nhiều và không được chăm sóc vệ sinh chu đáo… các nốt phỏng bị bội nhiễm sẽ khiến viêm da, nhiễm trùng da, đây là biến chứng thường gặp nhất của thủy đậu ở trẻ em. Nặng hơn, một số trường hợp có thể bị biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn máu do bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu, thậm chí có thể gây biến chứng viêm não, nguy hiểm đến tính mạng.

Khi khởi phát bệnh thủy đậu, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ.

Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo. 

Chuyên gia cho biết, một sai lầm dễ gặp trong chăm sóc trẻ mắc thủy đậu là bố mẹ cho trẻ kiêng nước, không tắm rửa. Lượng da chết quanh các nốt phỏng dạ tích tụ nhiều sẽ càng gây ngứa ngáy, khó chịu, nguy cơ biến chứng viêm da bội nhiễm tăng hơn. Vì thế, nếu các bạn ý bị thủy đậu, pama cần chú ý tắm cho con bằng nước ấm, không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.

Một sai lầm thường gặp khác là không ít pama thấy con bị thủy đậu đã vội bôi xanh methylen vào các nốt phỏng. Tuy nhiên, việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết. 

Do đó, bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả, pama nên đưa các bạn nhỏ chưa mắc bệnh chủ động đi tiêm vaccine để giảm nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, người có tiếp xúc với nguồn lây trong 3 ngày đầu vẫn có thể tiêm vaccine phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Đăng Kiên

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bùng phát dịch thủy đậu: Tránh ngay những sai lầm thường gặp! tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.