Cách sơ cứu khi bị bỏng chuẩn nhất!

Nguyễn Như Quỳnh
Bỏng là vấn đề mà teen thường gặp phải. Bỏng khá nguy hiểm bởi chúng gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể chúng mình và dễ để lại sẹo.

Bị bỏng, phải làm gì ?

- Bỏng là vết thương trên da khi chạm phải vật nóng. Vết bỏng do chất lỏng khi đang nóng là loại bỏng phổ biến nhất ở trẻ

- Nếu bị bỏng, trước hết hãy kiểm tra xem vùng da bị bỏng có tổn thương nặng không, có nguy cơ gây thêm thương tích gì không. Tiếp đó, bạn hãy đến một nơi an toàn để sơ cứu.

- Nếu bị bỏng qua quần áo, hãy cởi quần áo ra các ấy nhé. Hãy tháo bỏ các loại đồng hồ và đồ trang sức trên người và để vết bỏng được hở và thoáng nhất có thể.  

 Bỏng và cách sơ cứu

- Để vết bỏng dưới vòi nước mát trong 20 phút. Bạn vẫn có thể tiếp tục ngâm vết bỏng dưới vòi nước mát trong vòng 3 tiếng sau khi bị bỏng.  

- Làm mát vết bỏng. Nếu vết bỏng lớn, hãy ngừng làm lạnh sau 20 phút vì thân nhiệt có thể hạ nhanh chóng sau khi làm lạnh một phần cơ thể.  

- Che kín vết bỏng bằng băng gạc y tế sạch sẽ. Nâng chân, hoặc tay bị bỏng để giảm sưng, đau.

 Khi nào cần phải đến trạm y tế

- Không chườm đá, nước đá, kem dưỡng ẩm, dầu, thuốc mỡ, bơ hoặc bột lên vết bỏng. Các loại sản phẩm này có thể làm vết bỏng bị nặng và đau hơn.

- Gọi xe cứu thương nếu vết bỏng ở vùng mặt, đường thở, tay hoặc "vùng kín" nếu vết bỏng lớn hơn bàn tay của các ấy.

- Đi khám bác sĩ hoặc bệnh viện nếu vết bỏng có kích thước lớn hoặc nếu vết bỏng bị lõm sâu, sần sùi, phồng rộp. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu cảm thấy đau trong thời gian dài hoặc bạn không chắc chắn về mức độ thương tổn của vết bỏng nhé.

Bích Thúy Dương (Dịch từ Raisingchildren)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cách sơ cứu khi bị bỏng chuẩn nhất! tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.

Không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ

Tối qua nhà có khách, mẹ để đĩa kẹo mời khách. Bố phát hiện ra, con gái của bố mời khách một cái thì ăn đến 4, 5 cái. Có lúc còn… cho liền mấy cái kẹo vào miệng nữa. Mẹ can ngăn không được.

"Ứng xử" với tiền lì xì dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, ai chả háo hức khi được nhận những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm cùng với những lời chúc tốt đẹp phải không nào? Thế nhưng bạn đã biết cách ứng xử sao cho đúng khi nhận lì xì và cách quản lý số tiền này chưa? Hãy bỏ túi ngay những “bí kíp” dưới đây nhé!