Cảm động cô giáo vùng cao kiếm củi sưởi ấm cho học sinh

ngochiep
Từ rất lâu rồi vào những ngày rét buốt, các cô giáo vùng cao lại thay phiên nhau kiếm củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Những lớp học được làm tạm bợ bằng tre gỗ không thể ngăn được cái lạnh giá của mùa đông.

Tam Thanh là một xã nghèo (thuộc khu vực biên giới nước bạn Lào) của huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mấy ngày qua cái lạnh buốt giá đã bao bao trùm khắp núi rừng, lớp học. Cô Hà Thị Tiếp – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, cho biết: “Trường Mầm non Tam Thanh có 07 khu lẻ nằm ở các bản làng xa xôi cách khá xa trung tâm xã Tam Thanh, đó là các khu Ngàm, khu Mò, khu Pa, khu Kham, khu Phe, khu Cha Lung và khu Kham. Các khu điểm lẻ trên đều được các phụ huynh cùng dân bản làm tạm bợ bằng tre gỗ lợp lá cọ, mùa mưa thì dột ướt, mùa đông lớp ván gỗ không đủ để che kín những cơn gió mùa đông lạnh giá lùa vào”.

Bên cạnh việc các lớp học được làm tạm bợ bằng tre gỗ, các bạn học sinh ở đây còn thiếu sân chơi, bàn nghế học tập, sân chơi lầy lội vào mùa mưa, nhiều khu điểm lẻ như khu Ngàm, khu Mò, khu Pa vẫn chưa có điện thắp sáng.

Cô Giáo Lương Thị Nhìn – Phụ trách khu Ngàm chia sẻ: “Phòng học không có điện thắp sáng nên vào mùa hè thì nóng bức ngột ngạt, vào mùa đông lạnh giá nếu đóng cửa lớp học lại thì tối, còn mở của ra thì gió thổi lạnh buốt vô cùng. Để sưới ấm cho học sinh chúng tôi buộc phải kiếm củi về rồi mang ra ngoài sân để đốt lửa vì sợ nếu đốt trong lớp học sẽ xảy ra hỏa hoạn”.

Đã rất nhiều năm rồi mỗi khi vào mùa đông lạnh, các cô giáo lại chia nhau đi quanh bìa rừng để nhặt củi hoặc vào bản xin củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh.

Cô giáo Vi Thị Diêm – Phụ trách khu Mò bộc bạch: “Mùa đông ở trên này trời rất lạnh, nhiệt độ xuống thấp, những hôm lạnh quá hoặc có sương muối chúng tôi buộc phải kiếm củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Học sinh ở đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về quần áo ấm trong mùa đông. Để giữ ấm cho học sinh cô giáo chỉ còn biết cách đốt lửa sưởi ấm”.

Trong cái lạnh giá đẫm sương núi, cô Hà Thị Tiếp – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Thanh, bộc bạch: “Có những hôm trời lạnh các cô giáo phải cử nhau đi nhặt củi về đốt lửa để sưởi ấm cho học sinh. Các khu lẻ làm bằng tre gỗ dễ cháy nên các cô không dám đốt lửa trong lớp mà phải mang củi ra ngoài sân để đốt lửa cho học sinh ngồi sưởi ấm”.

Lớp học được các phụ huynh cùng dân bản làm tạm bợ bằng tre gỗ lợp lá cọ, mùa mưa thì dột ướt, mùa đông lớp ván gỗ không đủ để che kín những cơn gió mùa đông lạnh giá lùa vào.

Phòng học được ghép từ ván gỗ nên không thể ngăn được những cơn gió lạnh của mùa đông.

Các em học sinh ở trường Mầm non Tam Thanh, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn hiện đang học trong những lớp học tranh tre nứa lá tạm bợ, rét buốt, không điện.

Các khu lẻ của trường Mầm non Tam Thanh được người dân bản góp công xây dựng

Hàng năm, đã rất nhiều năm rồi mỗi khi vào mùa đông lạnh, các cô giáo lại chia nhau đi quanh bìa rừng để nhặt củi hoặc vào bản xin củi về đốt lửa sưởi ấm cho học sinh.

Theo Giáo dục và Thời đại

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cảm động cô giáo vùng cao kiếm củi sưởi ấm cho học sinh tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Cô học trò giỏi giang

Ở lớp 5D, trường Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội), có một cô học trò nhỏ luôn ...

Bài Gương Mặt khác

Truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên hy sinh khi cứu 4 học sinh đuối nước

Với tấm lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy để cứu người, anh Đặng Duy Doanh – 31 tuổi ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ – đã mãi mãi ra đi sau khi cứu sống 4 em học sinh thoát khỏi dòng nước dữ. Sự hy sinh cao cả ấy đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng người thân, hàng xóm và cộng đồng.

Người truyền lửa cho học trò

Tận tụy, yêu nghề, giàu lòng nhân ái và luôn hết mình vì học sinh – đó là những điều người dân xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) nhắc đến khi nói về cô giáo Hoàng Thị Chí, giáo viên phân môn Địa lí, Trường THCS Xuân Vân.

Hành trình chinh phục giấc mơ chuyên Tin

Từ mái trường THCS Thụy An nhỏ bé nơi vùng đất Ba Vì (Hà Nội), Trần Bình Minh, cậu học trò đam mê công nghệ thông tin đã thành công thi đỗ lớp chuyên Tin Trường THPT chuyên Sơn Tây. Hãy cùng nghe cậu bạn chia sẻ bí quyết học tập nhé!