Cận cảnh bát gốm 1.000 năm tuổi

Ngọc Nguyễn (tổng hợp)
Tỷ phú Trung Quốc Lưu Ích Khiêm sở hữu chiếc bát khoảng nghìn tuổi, thời Tống, giá gần 40 triệu USD.

Theo The Value, tác phẩm gốm sứ nhận chú ý của giới sưu tầm khi được triển lãm tại Hong Kong từ ngày 27/7. Vợ chồng ông Lưu Ích Khiêm mua cổ vật ở phiên đấu giá của Sotheby's năm 2017, với giá 294 triệu HKD (37,6 triệu USD), lập kỷ lục tác phẩm gốm sứ đắt nhất thế giới bấy giờ. Từ đó, Lưu Ích Khiêm bảo quản chiếc bát ở Bảo tàng mỹ thuật Rồng (Long Museum) tại Thượng Hải. Vợ chồng tỷ phú thành lập Long Museum được hơn 10 năm, hiện có ba cơ sở tại Trung Quốc.

Cổ vật được chế tác thời Bắc Tống (960-1127), phục vụ cung đình. Tác phẩm màu thiên thanh, đường kính 13 cm, hình dạng chiếc bát đáy nông. Thời cổ đại, loại gốm sứ này thường được dùng đựng nước để rửa bút lông. Giới nghiên cứu nhận định nghệ nhân chỉ sản xuất gốm Nhữ diêu trong khoảng 20 năm, vì thế dòng gốm sứ này được ví là "ngôi sao băng" vụt qua trong lịch sử đồ gốm Trung Quốc, ngắn ngủi nhưng lấp lánh.

Các sản phẩm Nhữ diêu đều được đưa vào lò nung nhiều lần, lần đầu nung thường, những lần sau nung tráng men. Lớp tráng men cho hình dạng nứt như đá quý, màu óng ánh, vì thế được giới sưu tầm ưa chuộng từ xưa đến nay.

Chưa đầy 90 món đồ gốm Nhữ diêu còn tồn tại trên thế giới, hầu hết nằm trong bảo tàng lớn, chỉ vài chiếc thuộc sở hữu tư nhân. Vì vậy, các cổ vật dòng này luôn nhận quan tâm lớn mỗi khi xuất hiện trên thị trường đấu giá hoặc được triển lãm.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh bát gốm 1.000 năm tuổi tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Phát hiện bộ gene cổ xưa nhất ở Nam Phi, niên đại 10.000 năm

Một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Victoria Gibbon từ Đại học Cape Town (UCT) dẫn đầu đã tái tạo thành công bộ gene cổ xưa nhất được phát hiện ở Nam Phi, có niên đại khoảng 10.000 năm. Thành tựu này xuất phát từ hai mẫu hài cốt người được khai quật tại nơi trú ẩn Oakhurst, cách thành phố Cape Town 370 km về phía Đông.

Những cột cờ nổi tiếng Việt Nam

Bất kỳ ai có dịp đến những cột cờ tại các địa danh nổi tiếng của Việt Nam cũng đều không thể bỏ qua việc check-in thay cho lời khẳng định mình đã đặt chân đến nơi đây.