Cắn móng tay là biểu hiện của tâm lý lo lắng ở teen

Nguyễn Như Quỳnh
Cùng với sự phát triển về thể lực thì tinh thần và cảm xúc của teen cũng có sự biến đổi, đôi khi trẻ cảm thấy lo lắng, băn khoăn hoặc thậm chí là stress nhưng lại tìm cách che giấu.

Cắn móng tay là một thói quen xấu thường có ở trẻ từ 3-8 tuổi.

Khi nào việc cắn móng tay là nguy hiểm?

Teen thường hay cắn móng tay vì một số lý do như tò mò, cảm thấy buồn chán, căng thẳng, do thói quen hoặc do bắt chước. Cắn móng tay là thói quen phổ biến nhất trong số những thói quen biểu hiện sự lo lắng hồi hộp ở trẻ như: mút ngón tay, ngoáy mũi, xoắn tóc, dứt tóc, nghiến răng.

Cắn móng tay dễ làm cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài, làm xước da, bị thương và chảy máu.

Nếu các bạn ý cắn móng tay ở mức độ vừa phải (không tự làm mình bị thương) và vô thức (như khi đang xem TV), khi hồi hộp trước một buổi biểu diễn, một bài kiểm tra thì đó chỉ là một cách thể hiện sự căng thẳng bình thường. Khi ấy, pama không cần phải lo lắng.

Nếu trẻ còn có những biểu hiện của tâm lý lo lắng khác như dựt lông mi, dựt tóc, bị mất ngủ, hay thói quen cắn móng tay gia tăng nhanh chóng thì pama có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý.

Phải làm gì với thói quen cắn móng tay ở trẻ

1. Quan tâm đến cảm xúc của teen

Rất có thể teen đang lo lắng điều gì đó. Hãy trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân.

Ví dụ như một bộ phim, bố mẹ ly hôn, chuyển trường mới, hoặc buổi biểu diễn sắp tới... đều là những tác nhân có tác động tới tâm lý của trẻ. Sẽ dễ dàng để nói chuyện với con hơn nếu pama mở đầu câu chuyện bằng cách hài hước chẳng hạn như: Mẹ biết con cắn móng tay vì con đang muốn mài răng của mình. Cách nói chuyện hài hước sẽ thúc đẩy các bạn ý nói ra lý do thực sự đang làm phiền chúng.

2. Đừng quát mắng hay phạt

Pama chỉ nên nhắc nhở các bạn nhỏ, bởi nếu quát mắng chỉ khiến tâm lý của trẻ càng trở nên bất an hơn.

Đừng quát mắng mà chỉ nên nhắc nhở trẻ.

3. Giải thích đây là thói quen xấu

Pama hãy giải thích để trẻ tự hiểu và thay đổi thói quen này nhé. Cắn móng tay sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn từ móng tay, khiến tay bị thương, trầy xước, và làm mất đi hình ảnh tự tin của trẻ

4. Đưa ra giới hạn 

Đưa ra giới hạn để tên dần bỏ được thói quen này, ví dụ như : Không cắn móng tay trong bữa ăn, không cắn móng tay khi viết bài… 

5. Cắt móng tay

Mama phải luôn chú ý cắt móng tay gọn gàng cho trẻ, không để móng tay dài trẻ sẽ lại tiếp tục cắn.

Đồng thời nhắc nhở con thường xuyên rửa tay sạch sẽ để tránh tiếp xúc và lây lan vi khuẩn nhé. 

6. Quét lên móng tay những hương liệu

Đôi khi sẽ cần sự tác động từ bên ngoài như việc quét lên móng tay trẻ những hương liệu có vị chua, đắng, mặn hoặc cay để mỗi khi cắn móng (đặc biệt là lúc vô thức) trẻ sẽ nhớ ra và sửa. Tuy nhiên phải lưu ý các loại hương liệu này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, ví dụ như cần lưu ý hương liệu cay phòng khi trẻ dụi mắt.

7. Dán urgo hoặc băng dính vào ngón tay

Cách này cũng hữu hiệu trong việc giúp trẻ bỏ thói quen cắn móng tay, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi cắn móng tay và dần từ bỏ. (Ảnh: Wiki How)

8. Khuyến khích vui chơi và hoạt động

Hãy cho teen dành nhiều thời gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập làm các đồ handmade sẽ khiến đôi tay trẻ luôn bận rộn. Hoặc cho trẻ chơi nhạc cụ cũng là một cách hữu hiệu, pama nhé. 

Dương Bích Thúy 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cắn móng tay là biểu hiện của tâm lý lo lắng ở teen tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.