Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước có 25 tỉnh thành tổ chức dạy học trực tiếp; 13 địa phương kết hợp trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại không cho học sinh đến trường.
Hầu hết các tỉnh tỉnh thành ở khu vực phía Bắc đã tổ chức cho 100% học sinh học trực tiếp tại trường, các địa phương đều đảm bảo đủ điều kiện an toàn, phòng chống dịch bệnh cho học sinh. Cũng tại khu vực miền Bắc, chỉ còn Hà Nội và Hưng Yên vẫn đang tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Các tỉnh thành phía Nam vẫn tiếp tục học trực tuyến.
Cụ thể lịch đi học lại của học sinh 63 tỉnh thành như sau:
Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn hướng dẫn điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, THCS và THPT năm học 2021-2022 nhằm ứng phó với Covid-19, đảm bảo hoàn thành năm học. Theo đó, có nhiều nội dung được tinh giản, không bắt buộc học sinh phải thực hiện và không kiểm tra, đánh giá nhằm giảm áp lực cho học sinh và các nhà trường.
Đối với lớp 1, lớp 2, ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Đối với lớp 3 đến lớp 12, tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.
Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đề nghị cần tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định.