Cậu bạn 15 tuổi chế tạo thiết bị cầm tay thu giữ carbon từ khí quyển

Chu Hải
Kazumi Muraki - cậu bạn 15 tuổi người Nhật Bản đã chế tạo được một thiết bị cầm tay có thể thu giữ carbon từ bầu khí quyển. 7 năm sau, nhà hóa học trẻ này đang nghiên cứu cách để chuyển số carbon đó thành nhiên liệu.

Chia sẻ với đài CNN, Muraki cho hay khi còn là một cậu bé, Kazumi Muraki chưa bao giờ hứng thú với khoa học cho đến khi ông của cậu đưa cho cuốn tiểu thuyết thiếu nhi với tên gọi “Chìa khóa bí mật vũ trụ của George” của tác giả Stephen Hawking quá cố và con gái Lucy.

Cậu bạn 15 tuổi chế tạo thiết bị cầm tay thu giữ carbon từ khí quyển - Ảnh 2Kazumi Muraki

Muraki cho biết trong cuốn sách, nhân vật chính thực hiện hành trình tìm kiếm một hành tinh phù hợp cho sự sống của con người và định cư trên Sao Hỏa. Ngạc nhiên trước những bức ảnh về hành tinh Đỏ và hoàng hôn màu xanh lam trên đó, Muraki khi đó mới 10 tuổi đã bắt đầu thực hiện sứ mệnh cuộc đời mình là sẽ phải lên sao Hỏa. Từ đó trở đi, Muraki bắt đầu nghiên cứu xem sẽ cần những gì để sống ở đó.

Cậu bạn 15 tuổi chế tạo thiết bị cầm tay thu giữ carbon từ khí quyển - Ảnh 1Kazumi Muraki và thiết bị cầm tay có thể thu giữ carbon từ bầu khí quyển. Ảnh: NHK

“Tôi phát hiện ra rằng 95% bầu khí quyển của sao Hỏa là carbon dioxide, chất có thể gây chết người. Nếu chúng ta muốn sống trên sao Hỏa, chúng ta phải loại bỏ carbon dioxide trên sao Hỏa”, Muraki nhấn mạnh.

Sau đó, Kazumi Muraki nhận ra nghiên cứu loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển của sao Hỏa cũng có thể hữu ích cho Trái đất. “Carbon dioxide là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng khí hậu”, Muraki nói và cho biết thêm loại bỏ carbon dioxidera khỏi bầu khí quyển là một cách để hạn chế nó.

Năm 2015, Muraki chế tạo ra Hiyassy – một thiết bị có kích thước chỉ bằng một chiếc vali xách tay và có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết bị này có thể được sử dụng cho nhà ở, văn phòng. Chính vì vậy, ai cũng có thể đóng góp công sức vào ngăn chặn tình trạng khí hậu nóng lên từ bất kỳ nơi đâu. Cơ chế làm việc của Hiyassy là hút không khí vào và lọc carbon qua dung dịch kiềm trước khi trả lại khí ra ngoài.

Muraki đang ở bước nghiên cứu tiếp theo là tái chế carbon. Công ty mà Kazumi Muraki thành lập, Carbon Recovering Research Agency, đang làm việc để tạo ra nhiên liệu thay thế từ lượng carbon được giữ lại.

“Chúng tôi đang chế tạo nhiên liệu diesel từ carbon dioxide. Có thể thành phẩm sẽ được trình làng vào năm sau”, Muraki hứa hẹn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cậu bạn 15 tuổi chế tạo thiết bị cầm tay thu giữ carbon từ khí quyển tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Cây toán" dễ mến

Trong Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một “cây ...

Bài Gương Mặt khác

Hành trình tri ân và khám phá lịch sử

Ngày 28/3, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VII đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của phong trào thiếu nhi địa phương.

Người thắp lửa đam mê

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là người thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng học trò.

"Kình ngư" nơi phố núi

Nhắc đến Nguyễn Phương Bảo Ngọc, thần dân của lớp 7A10 trường TH-THCS và THPT Victory (TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk) thì ai cũng nể phục tài năng bơi lội và niềm đam mê bơi lội của cô bạn dễ thương này.

"Chiếc huy chương biết cười"

Sở hữu gương mặt sáng bừng với nụ cười luôn rạng rỡ cùng “bộ sưu tập các huy chương”, bạn Nguyễn Đức Anh (lớp 3D, trường Tiểu học Chu Văn An A, Tây Hồ, Hà Nội) được thầy cô và bạn bè trìu mến đặt cho biệt danh thật dễ thương: “Chiếc huy chương biết cười”. Chúng mình cùng đến thăm bạn ấy nhé!