Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Cậu bạn người Mông mong muốn mọi trẻ em được đến trường

Thanh Thảo
Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3 của trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Lũng Chinh (huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Cậu bạn người dân tộc Mông đến từ vùng cao nguyên xa xôi, đã vượt qua mọi khó khăn để trở thành 1 trong 306 đại biểu trẻ em tham dự Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”.

Phềnh sinh ra trong gia đình có 7 người gồm bố mẹ và 5 anh chị em. Do hoàn cảnh khó khăn, ở trong gia đình, Phềnh là người duy nhất may mắn còn được đi học. Cuộc sống gia đình gắn liền với những lo toan mưu sinh nên gia đình Phềnh rất muốn bạn nghỉ học để phụ giúp công việc.

Khó khăn là vậy nhưng với Phềnh, việc đến trường, được học tập, vui chơi là hạnh phúc. Mỗi ngày, cậu bạn mất khoảng 1 giờ đồng hồ đi bộ băng qua con đường núi gập ghềnh dài 8 cây số để tới trường. Dù đôi lúc phải đối mặt với mệt mỏi và thời tiết khắc nghiệt, nhưng Phềnh luôn cảm thấy được niềm vui khi đến trường để học tập và gặp các bạn.

Thào
Thào Mí Phềnh là 1 trong 47 đại biểu thiếu nhi dân tộc thiểu số tại Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Được đến trường, tớ không chỉ là nơi để học chữ, đi học giúp tớ nơi nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, Phềnh nói.

Không chịu thua trước hoàn cảnh, Phềnh cố gắng học tập và đã đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Liên tiếp nhiều năm liền, Phềnh là học sinh có thành tích xuất sắc, cậu còn là Chi đội Phó, Lớp Phó học tập của lớp, đồng thời tham gia CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Phềnh luôn tích cực và xuất sắc trong các hoạt động mà cậu tham gia.

Chính những nỗ lực vượt khó, không ngại gian khổ ấy cũng với thành tích đạt được đã giúp Phềnh vinh dự trở thành đại biểu trẻ em trong Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II. Chia sẻ về 2 vấn đề thảo luận tại phiên họp “Quốc hội trẻ em” năm nay tại chương trình gặp mặt báo chí, Phềnh cho rằng, đây là những vấn đề quan trọng và thiết thực khi: “Hiện nay ở quê tớ vẫn còn nhiều bạn trốn đi làm thuê để kiếm tiền mua thuốc lá. Tớ biết rằng hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, nặng hơn là có thể gây ung thư. Vấn đề bạo lực học đường tớ cũng đã chứng kiến vài lần. Vì vậy, chủ đề năm nay rất phù hợp để chúng tớ thảo luận”.

Thào Mí Phếnh phát biểu tại chương trình gặp mặt báo chí thông tin về Phiên họp giả định
Thào Mí Phếnh phát biểu tại chương trình gặp mặt báo chí thông tin về Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".

"Năm nay, Phềnh đã lớp 9, không biết năm sau có còn cơ hội được đi học nữa không do ở quê các bạn đều chỉ học đến hết THCS là nghỉ, bố mẹ cũng mong bạn làm việc thay vì đi học. Qua Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, Phềnh mong muốn các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa đến học sinh vùng cao để ai có ước mơ đi học như bạn cũng được đến trường", Phềnh bày tỏ mong muốn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cậu bạn người Mông mong muốn mọi trẻ em được đến trường tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Xứng danh người chị dịu hiền

Luôn ấp ủ trong lòng hình ảnh về người giáo viên Tổng phụ trách Đội đẹp như trong ca khúc Người thanh niên mang khăn quàng đỏ của nhạc sĩ Hoàng Vân, cô giáo Nguyễn Hoa Lý – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Trần Phú (Hoàng Mai, Hà Nội) lúc nào cũng tự nhủ mình cần phải cố gắng tu dưỡng phẩm chất tốt để trở thành “tấm gương soi từng kỷ niệm tuổi thơ trong sáng” cho học trò.

Thầy “kính cận” của chúng em

Thầy Phạm Tùng Lộc (sinh năm 1993), với nụ cười khiêm nhường ẩn sau cặp kính cận, là một giáo viên đầy tâm huyết, luôn dành tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt cho các bạn học sinh.