Câu chuyện đằng sau bức ảnh "tiếng thét" của cụ bà đang được lan truyền khắp MXH

Hồng Ngọc
Phía sau bức ảnh ấy là một câu chuyện đã lấy đi nước mắt của nhiều người. Bởi câu chuyện đó không của riêng một cá nhân nữa mà là nỗi niềm chung của toàn nhân loại trước biến đổi khí hậu.

Những ngày gần đây, trên khắp các trang MXH và cả trên những tờ báo lớn như The Guardian, Daily Mail đều xuất hiện bức ảnh một cụ bà một tay đặt phía trước với vẻ mặt thất thần, hoảng hốt xen lẫn sự đau đớn. Phía sau bà là cánh rừng đang bốc cháy ngùn ngụt. Có lẽ nào người phụ nữ ấy đã mất tất cả người thân, gia đình hay tài sản trong đám cháy?

Câu chuyện đằng sau bức ảnh
Bức ảnh xuất hiện trên trang nhất nhiều tờ báo.

Bức ảnh này đã được xem là biểu tượng mới cho các hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Muốn nhắc nhở mọi người rằng sự nóng lên của Trái đất đang và sẽ mang đến thời tiết khắc nghiệt cùng nhiều thảm họa hơn nữa. Nhiều người so sánh bức ảnh này với tác phẩm "The Scream" nổi tiếng của danh hoạ Edward Munch.

Và câu chuyện phía sau bức ảnh này thực sự lấy đi nước mắt của nhiều người. Nhân vật chính của bức ảnh chính là cụ bà Panayota Numidi (81 tuổi). Bà Panayota kể rằng vào thời điểm đó, ngọn lửa đã nhấn chìm ngôi nhà của gia đình bà trên đảo Evia ở Hy Lạp. Chồng của bà cầm theo xô để múc nước dập lửa, còn bà phải chạy vội đi vì khói bao trùm khắp nơi.

Câu chuyện đằng sau bức ảnh
Hình ảnh bà Panayota Numidi trong đám cháy.

Nhưng sau đó, bà không thể tìm được chồng của mình và nghĩ rằng ông ấy đã thiệt mạng vì cố gắng dập lửa. Numidi chỉ biết kêu cứu người hàng xóm giúp bà. May mắn sau đó, bà đã được đưa về đoàn tụ với chồng và điều trị.

Thời điểm đó, nhiếp ảnh gia Konstantinos Tsakalidis đến hiện trường để chụp một loạt ảnh về vụ cháy rừng khủng khiếp trên đảo đảo Evia (Hy Lạp) và tình cờ chụp được bức ảnh bà Panayota Numidi. Bức ảnh sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội và nổi tiếng khắp nơi. Tuy nhiên, Numidi chẳng mấy bận tâm về sự nổi tiếng của bức ảnh. Ước muốn duy nhất của bà là được trở về ngôi nhà mà mình đã sống trong 34 năm và tiếp tục sống một cuộc sống bình thường.

Câu chuyện đằng sau bức ảnh
Câu chuyện đằng sau bức ảnh
Bà Panayota Numidi và chồng của mình.

Chia sẻ về khoảnh khắc mất đi ngôi nhà đã gắn bó nhiều năm, bà Numidi cho biết: "Cảnh sát, cư dân... mọi người cùng nhau tụ tập giúp gia đình tôi dập lửa. Tôi hét lên trong bất lực. Tôi bị huyết áp cao, lúc đó tôi đã ngã xuống đất. Cảnh sát đến, tìm thấy tôi và đưa tôi đến phòng khám địa phương. Vào thời điểm đó, đầu óc tôi mờ mịt và tôi không biết phải làm gì. Đó là lý do tại sao tôi hét lên như cảnh tượng trong bức ảnh".

Hy Lạp đang phải oằn mình đối phó với thảm họa cháy rừng trong đợt nắng nóng tồi tệ nhất kể từ 30 năm trở lại đây. Chỉ trong vài ngày, hơn 500 đám cháy đã bùng phát tại đất nước này. Trong đó, đám cháy dữ dội nhất là ở trên đảo Evia - hòn đảo lớn thứ 2 của Hy Lạp.

Gần 500.000 mẫu rừng khô và dễ cháy đã bị thiêu rụi, ít nhất 1.000 ngôi nhà ở làng Mantudi đã bị san bằng. Vào ngày 10/8, một số cư dân địa phương từ chối di tản. Không có lính cứu hỏa, họ đã cố gắng hết sức để bảo vệ ngôi nhà của mình. Thậm chí, do thiếu nước, người dân phải dùng đến cả cành cây để chữa cháy.

Câu chuyện đằng sau bức ảnh
Hy Lạp đang phải đối phó với thảm họa cháy rừng trong đợt nắng nóng tồi tệ nhất kể từ 30 năm trở lại đây.

Trước đó, Liên Hợp Quốc đã đưa ra báo cáo lần thứ 9 cảnh báo rằng thế giới đang phải trải qua những tác động của biến đổi khí hậu và những tác động đó sẽ nhanh chóng xấu đi. Báo cáo nhấn mạnh rằng các nhà khoa học đang xác định mức độ mà sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã làm tăng cường độ hoặc khả năng xảy ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như các đợt nắng nóng, hạn hán hoặc cháy rừng.

(Nguồn: iNews)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện đằng sau bức ảnh "tiếng thét" của cụ bà đang được lan truyền khắp MXH tại chuyên mục Góc ô mai của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc ô mai khác

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước còn 4,06%

Theo Quyết định số 217/QĐ-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 4/2/2024, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 cho thấy, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn quốc là 4,06%, với tổng số 1.258.997 hộ nghèo và cận nghèo.

Xóa nhà tạm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh và chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên huyện Tân Phú Đông, xã Phú Đông tổ chức Lễ Ban giao công trình Nhà nhân ái cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn.

Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững, hỗ trợ người dân vươn lên vượt qua mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.