Chiếc bồn cầu xả nước đầu tiên trên thế giới

Khoa học Khám phá
Mọi người vẫn hay nói “công trình phụ” là nói đến khu nhà vệ sinh, nhà tắm. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cá nhân trong mỗi gia đình thì “công trình phụ” đó lại trở thành “công trình chính”. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi, chiếc bồn cầu hàng ngày chúng ta sử dụng ra đời như thế nào chưa? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

John Harington (1560-1612) là triều thần, nhà văn, nhà thơ, nhà dịch giả và nhà phát minh đa tài của nước Anh. Ông là thành viên nổi bật trong triều đình Anh và cũng ngang tàng đến mức được Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất gọi là “nhà thơ xấc xược, nhưng John Harington là con đỡ đầu của tôi”. Đóng góp để đời của Harington cho thế giới là việc ông đã phát minh ra bồn cầu xả nước vào thế kỷ XVI.

Trong chuyến thăm nước ngoài, Harington nhận thấy rằng, nước bạn đã sử dụng hệ thống cống rãnh và nước để xả chất thải, vừa sạch sẽ lại vừa ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh như dịch tả, sốt thương hàn…. Khi về nước, ông bắt đầu nghiên cứu và thiết kế ra một mô hình tương tự cho nước Anh. Ông đã dành nhiều năm để phát triển và hoàn thiện thiết kế của mình trước khi đưa ra một nguyên mẫu hoạt động được.Mô hình bồn cầu xả nước đầu tiên của Harington.

Thiết kế đầu tiên của ông là một bể nước lớn có van ở đáy. Van sẽ mở ra, cho phép nước tràn vào và cuốn trôi chất thải. Tuy nhiên, thiết kế của Harington quá phức tạp và tốn kém để sản xuất nên không được ưa chuộng. Không nản, ông lại tiếp tục đưa ra một thiết kế đơn giản hơn, thiết thực hơn và giá cả phải chăng hơn. Nó bao gồm một mô hình như cái chậu lớn có van ở đáy. Cái chậu được nối với một bể chứa nước. Khi van được mở, nước từ bể sẽ tràn vào và cuốn trôi chất thải.

Mô hình bồn cầu xả nước của John Harington tạo tiền đề cho thiết kế ngày nay.

Thiết kế mới của Harington đã thành công. Tuy nhiên, phát minh của ông bị nhiều người coi là thô tục, là khiếm nhã và đóng góp của ông không được công nhận. Sau này, đóng góp của Harington mới được ghi nhận sau khi ông qua đời.

John Harington cùng vợ.
Thiết kế được hoàn thiện.

Đến thế kỷ XVII, nhà phát minh Alexander Cumming (người Anh) đã cải tiến và áp dụng một ống hình chữ S bên dưới bệ ngồi. Với phát minh này, ông đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chiếc bồn cầu. Sau đó cho đến những năm cuối của thế kỷ XIX, Thomas Crapper (người Anh) - chủ của một Công ty hệ thống nước đã hoàn thiện phát minh này. Ông đã sáng chế ra hệ thống xả nước bằng vòi mà ta dùng ngày nay. Thomas Crapper được coi là cha đẻ của xả nước bồn cầu hiện đại.

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Khoa học Khám phá. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Chiếc bồn cầu xả nước đầu tiên trên thế giới tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.