Chữa nhiệt miệng "một phát ăn ngay"

Nguyễn Như Quỳnh
Nhiệt miệng không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát, gây cảm giác khó chịu.

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.

Nhiệt miệng lành tính tuy nhiên gây khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng xem những mẹo nhỏ này, giúp bạn khỏi ngay chỉ sau vài lần sử dụng.

1. Mật ong

Nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống. Mật ong quả không hổ danh là "thần dược" phải không nào!

Cách làm:

- Ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét.

Đây được coi là phương pháp kinh điển trong dân gian, được rất nhiều mama sử dụng. 

2. Nước có vị chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng.

Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài…

Cách làm:

- Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút. 

3. Uống nước khế chua

Khế có tác dụng thanh nhiệt rất cao.

Cách làm:

- Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc

- Cho chút ít đường phèn nếu teen nào không chịu được vị chua

- Để nguội rồi cho trẻ ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

4. Bôi lá rau ngót

Cách làm:

- Tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch

- Sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.

- Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé.

- Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.

Rau ngót chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu.

5. Cà chua ép

Cách làm:

- Cà chua tươi để ép lấy nước uống.

- Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Cà chua ép có tác dụng khá tốt trong việc chữa nhiệt miệng.

Phòng tránh nhiệt miệng:

- Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. 

- Không ăn nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

- Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.

- Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Khải Nguyên

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chữa nhiệt miệng "một phát ăn ngay" tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Teen học quản lý tài chính cá nhân

Đối với thiếu niên, tương lai của thế giới, cách các teen quản lý tiền, sử dụng tiền và kiếm tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hạnh phúc sau này, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của thế giới.

Làm thế nào để tự khích lệ mình?

Trong cuộc sống cũng như trong học tập, bạn có thể gặp một vài rắc rối, trắc trở. Có thể là bài kiểm tra điểm thấp, bị bạn bè hiểu lầm... khiến tâm trạng bạn lo lắng, chán nản. Sự chán nản, thất vọng không chỉ một ngày, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nếu bạn không biết cách vượt qua.

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.