Người thiếu tự tin có những biểu hiện gì?

Cún bông chăm học
Người thiếu tự tin thường e dè, ngại ngùng và sợ hãi nên rất khó bộc lộ khả năng của bản thân. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân mình. Vậy hãy thử soi vào xem mình có những biểu hiện dưới đây không nhé!

Những biểu hiện dễ nhận thấy

- Ngại giao tiếp: Không thích ngồi bàn đầu; Hay né tránh, không thích đối diện hay nhìn thẳng vào mắt người khác; nói chuyện nhỏ xíu, hoặc im lặng hoàn toàn khi ở trong lớp học, hoặc trước đám đông.

- Hay lo lắng, sợ hãi: Thường đổ mồ hôi, run rẩy, đỏ mặt, hoặc thậm chí khóc khi phải đứng trước đám đông. Hay nuốt nước bọt. Thường cúi đầu, khoanh tay, hoặc gãi đầu khi đối diện với người khác.

 

- Tự thu mình lại: Không muốn tham gia các hoạt động tập thể, chơi một mình và ít kết bạn. Ngại hỏi người khác vì sợ bị đánh giá.

- Tự ti bản thân: Hay so sánh bản thân với người khác và không tin tưởng vào khả năng của mình. Dễ bỏ cuộc.

- Không thích được khen ngợi: Thường ngại ngùng hoặc xấu hổ khi nghe người khác khen mình.

Nguyên nhân của sự thiếu tự tin

- Tính cách bẩm sinh: Một số bạn có tính cách nhút nhát, dễ lo lắng hơn những bạn khác. Hoặc bạn có xu hướng hướng nội thường cảm thấy thoải mái hơn khi ở một mình hoặc trong nhóm nhỏ.

- Ít trải nghiệm tích cực: Những bạn ít được tham gia các hoạt động tập thể, giao tiếp với bạn bè và thầy cô. Hoặc bạn chưa có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp và nói chuyện trước đám đông.

- Bị so sánh: Do bạn thường xuyên bị người lớn hoặc bạn bè so sánh với người khác. Việc so sánh có thể khiến bạn cảm thấy mình không đủ năng lực, dẫn đến thiếu tự tin.

- Đã từng gặp chuyện tiêu cực: Bạn từng bị bắt nạt, chế giễu hoặc gặp thất bại trước đám đông. Từ đó khiến bạn sợ hãi và thiếu tự tin.

- Môi trường gia đình: Được cha mẹ nuông chiều khiến bạn thiếu tự lập và không có khả năng tự giải quyết vấn đề. Hoặc, cha mẹ thường xuyên la mắng, chỉ trích khiến bạn chán nản, buồn bã.

- Môi trường học tập: Ít được thầy cô giáo quan tâm, khích lệ; Bạn bè chê bai khiến bạn không dám thể hiện bản thân.

- Yếu tố sinh học: Một số bạn có thể có mức độ serotonin thấp hơn trong não, dẫn đến hay lo âu, căng thẳng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe (rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ...); Hoặc bạn đang có những thay đổi trong cuộc sống như chuyển nhà, chuyển trường... cũng có thể khiến bạn thiếu tự tin.

Những cách khắc phục để giúp bạn tự tin hơn

1. Chấp nhận lời khen của người khác.

2. Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể (Đứng thẳng lưng, đầu ngẩng cao; Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện; Cử chỉ cởi mở; Nói chậm rãi, rõ ràng từng từ...).

3. Tự khích lệ bản thân.

4. Học cách chấp nhận lời chê bai, chỉ trích.

5. Đừng quá quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

6. Luôn tự học hỏi, khám phá.

7. Ghi nhận những thành tích của mình.

8. Ngừng so sánh bản thân với người khác.

Để lấy lại sự tin, bạn cần nhìn vào những tấm gương về sự tự tin xung quanh mình và tự hỏi tại sao mình chưa được như vậy? Bởi vì đó là cả một quá trình và ai cũng phải học cách để trở nên mạnh dạn, cứng cỏi hơn.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Cún bông chăm học, số 54 năm 2024. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Người thiếu tự tin có những biểu hiện gì? tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Đi một trại hè, "học một sàng khôn"

Trại hè Học làm chiến sĩ công an - Đi để trưởng thành đã chính thức được Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khởi động tổ chức. Đây là chương trình mang nhiều ý nghĩa tích cực, bổ ích dành cho các em học sinh từ 8 đến 16 tuổi. 

Xử lý thế nào khi bị ong tấn công?

Ong mật có thể đuổi theo con mồi với tốc độ xấp xỉ 32 km/giờ, vì vậy nếu đủ sức bạn hãy chạy nhanh hơn đàn ong, khi bị đốt cần rút nọc độc dính trên da càng sớm càng tốt.

Mùa hè an toàn - khi bạn online

Mùa hè, bạn sẽ có nhiều “khoảng trống” sau những lúc ngủ nghỉ cùng các kế hoạch vui chơi dài dài. Thế nên sẽ không lạ nếu như bạn được mẹ cho phép “kết bạn” với cái cậu có tên “online”. Đây là kho tàng kiến thức khổng lồ ta có thể truy cập bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Nó có thể giúp bạn “xả xì trét” sau những giờ học căng thẳng. Nhưng, Internet cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Bởi vậy, hãy để Tóc Mây chỉ cho bạn một số bí kíp” hay ho nè!

Duy trì sức khỏe trong mùa thi

Mùa thi đến rồi, ngoài tập trung ôn luyện kiến thức thì việc duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều rất cần thiết để đạt được kết quả tốt bạn nhé!