Khi trẻ bị tật nói lắp thường bị khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người hàng ngày nên thường gây ra áp lực tinh thần nặng nề mỗi khi nói chuyện.
Hãy cùng tham khảo một số giải pháp để khắc phục tật nói lắp sau đây nhé!
1. Luyện tập cơ miệng
Các chuyên gia tâm lý thường điều trị tật nói lắp cho thanh thiếu niên và người trưởng thành bằng phương pháp luyện tập cơ miệng.
Các bài tập này giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt của cơ lưỡi, môi, cằm, khí quản và phổi để bệnh nhân có thể mở miệng, hàm tối đa và phát âm rõ. Việc luyện tập cơ miệng chăm chỉ giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa tình trạng lắp bắp chẳng hạn như: nói chậm, điều chỉnh nhịp thở, luyện tập nói suôn sẻ từ những câu phát âm đơn giản cho đến những câu nói phức tạp.
Đối với teen nhỏ tuổi, sự hỗ trợ của gia đình là yếu tố tâm lý vô cùng quan trọng.
Các bạn mắc bệnh thường bị bạn học bắt nạt hoặc trêu đùa khiến các bạn ý tự ti, mặc cảm. Vì vậy, gia đình và nhà trường nên quan tâm và hỗ trợ tâm lý để teen kiên trì luyện tập và tự tin hơn trong giao tiếp.
2. Cải thiện tật nói lắp bằng máy ghi âm
Máy ghi âm là công cụ hỗ trợ điều trị tật nói lắp vô cùng hữu hiệu. Khi người nói lắp ghi âm và nghe lại những gì họ nói, họ sẽ tự đánh giá cách nói và giọng để nhận thức điểm cần sửa chữa.
Ngoài ra, những đoạn hội thoại trôi chảy của người khác sẽ giúp họ luyện tập và bắt chước dần và tự sửa tật nói lắp khi giao tiếp.
3. Gặp chuyên gia tư vấn
Pama hãy đưa trẻ đi khám ngay nếu các bạn ý có dấu hiệu nói lắp kéo dài từ 3 đến 6 tháng hay có biểu hiện khó khăn trong việc giao tiếp.
Dương Bích Thúy