Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai

Minh Hồng
Đây là những thói quen sai lầm mà rất nhiều bạn vẫn luôn làm mà không biết rằng chúng có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thói quen, hành động tưởng chừng như quen thuộc và luôn được mặc định đúng như ngửa đầu khi chảy máu cam, thổi đồ ăn trước khi bón cho trẻ em, chườn đá lên vết bầm,... Nhưng bạn không biết rằng đó là những hành động sai quá sai, nhất là trong tình huống khẩn cấp, chúng còn khiến mọi chuyện nghiêm trọng hơn.

1. Vỗ vào lưng người bị nghẹn

Khi có người bị nghẹn xương cá, vỗ vào lưng được coi là biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không thể vỗ một cách tùy tiện được. Nếu người bị nghẹn đang trong tư thế thẳng lưng mà vẫn vỗ, vật gây nghẹn có thể chui vào sâu hơn, khó lấy ra và dễ gây nguy hiểm.

Trong tình huống này, việc nên làm là để nạn nhân cúi về phía trước, cố gắng ho khạc ra. Còn trong trường hợp người đó không thể tự khạc ra, hãy để nạn nhân cúi về phía trước rồi vỗ vào lưng nhẹ nhàng và mạnh dần lên nhưng nhớ đừng quá mạnh.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 1

2. Chườm đá lên vết bầm

Đa số mọi người thường dùng đá lạnh chườm lên vết thương sau khi bị va đập nhằm ngăn cản bầm tím do tụ máu. Bởi đá lạnh có khả năng làm giảm tình trạng xuất huyết bên trong vết thương, nên thường được dùng để làm tan các vết bầm tím. Nhưng đá không phải là thứ có thể chườm tùy tiện. 

Dùng đá để chườm đúng cách là bọc đá trong một lớp vải, sau đó mới chườm lên vết bầm. Chú ý, không được chườm quá 10 phút mỗi lần.

Nếu để đá tiếp xúc trực tiếp đến vết thương, nhiệt độ lạnh sẽ ngăn lưu thông máu, làm giảm khả năng phục hồi. Hơn nữa, bạn cũng rất dễ bị bỏng lạnh nếu chườm quá lâu.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 2

3. Chườm đá lên vết bỏng

Bỏng là vì nóng, vậy nên chườm đá có vẻ là giải pháp hết sức phù hợp. Nhưng không, chẳng có tác dụng gì đâu, mà còn khiến vết thương do bỏng khó hồi phục hơn.

Cách làm đúng nhất khi bị bỏng là hãy để vết bỏng dưới vòi nước chảy nhẹ nhàng trong vòng 20 phút, như vậy sẽ giúp da dịu hơn và nhanh bình phục hơn.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 3

4. Tái sử dụng chai nhựa đựng nước uống 

Các chai nước nhựa đa phần được làm từ nhựa PET, chỉ phù hợp để sử dụng 1 - 2 lần. Loại nhựa này có thể dần phân hủy thành các hạt vi nhựa, dễ dàng lọt vào cơ thể bạn. Hơn nữa, các vết nứt siêu nhỏ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, bạn không nên dùng chai nhựa nhiều lần. Hãy mua loại chai nhựa đựng nước chuyên dụng. Còn các chai nước nhựa thông thường, hãy đưa chúng vào nơi tái chế, thay vì tái sử dụng.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 4

5. Thổi thức ăn trước khi bón cho em bé

Thổi thức ăn trước khi cho trẻ ăn là hành động của gần như tất cả mọi người. Đây là hành động các ông bố, bà mẹ và cả chúng ta vẫn thường làm khi bón cơm, cháo cho em bé, để giúp bé tránh bị bỏng khi ăn. Thực tế thì khi làm như vậy, chúng ta cũng vô tình truyền vi khuẩn từ bản thân sang cho bé - trong đó bao gồm cả khuẩn gây sâu răng, kể cả khi răng đứa trẻ còn chưa mọc.

Thay vì thổi, hãy chuẩn bị đồ ăn thật sớm, sau đó để nó nguội dần một cách tự nhiên và cho bé ăn.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 6

6. Ngửa đầu khi chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tường thường thấy vào mùa hè khi trời nóng nực, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Thông thường, khi bị chảy máu cam, hầu hết đều ngửa đầu ra sau, nhằm tránh cho máu chảy nhiều hơn. Tuy nhiên đây lại là hành động hết sức sai lầm. Việc ngửa đầu ra sau có thể khiến bạn dễ bị sặc, vì máu sẽ chảy ngược qua mũi xuống họng.

Cách làm tốt nhất là hãy dùng hai ngón tay bịt lỗ mũi lại trong tư thế ngồi thẳng đầu, giữ cằm song song với mặt sàn. Ngồi nghỉ một lát rồi kiểm tra xem còn chảy máu không, nếu cần thiết hãy đến gặp bác sĩ.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 7

7. Cố gắng đánh thức người bị ngất

Tình huống bạn thường thấy ở trong phim đó là khi một nhân vật bị ngất, những người khác sẽ cố gắng đánh thức nạn nhân, vội vã lay, gọi và nâng họ dậy bằng mọi cách.

Nhưng bạn đừng áp dụng ngoài đời nếu gặp tình huống tương tự nhé. Bởi con người ta thường bị ngất do huyết áp tụt đột ngột, khiến máu không lên não đủ. Nếu cố nâng người ta dậy, bạn càng khiến máu khó lên não hơn, và có thể dẫn đến tử vong.

Nếu gặp tình huống này, việc cần làm là để đầu của nạn nhân thấp hơn phần ngực. Hãy đặt nạn nhân nằm xuống, kê chân và ngực cao lên. Họ cần nằm như vậy trong vài phút cho đến khi đủ tỉnh táo để tự ngồi dậy.

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 8

8. Hút độc rắn ra khỏi vết cắn

Quả thực là có nhiều loài rắn nguy hiểm, nhưng cần biết rằng ngày nay có rất nhiều thuốc trị nọc hiệu quả. Hơn nữa theo thống kê, rất hiếm khi rắn có thể thực sự cắn chết người - chỉ chiếm khoảng 0,05% các trường hợp được ghi nhận. 

Nhiều người đã dùng miệng để hút nọc đọc từ vết thương. Đây là việc không nên làm, vì có thể đặt chính bản thân người hút vào nguy hiểm nếu có vết thương hở trong miệng. Khi có người bị rắn cắn, bạn cần taro vết thương ngay lập tức rồi cho đi cấp cứu tại các cơ sở y tế..

Chườm đá lên vết bỏng hay ngửa đầu khi chảy máu cam,... những thói quen tưởng chừng như rất đúng nhưng lại sai quá sai - Ảnh 9

9. Đánh răng ngay sau khi dùng bữa

Nhiều bạn cho rằng đánh răng sau bữa ăn sẽ giúp răng miệng sạch sẽ. Nhưng đây là quan niệm sai quá sai. Lý do thì đơn giản thôi: sau khi ăn, lớp men răng của bạn đã yếu đi một chút, và việc ngay lập tức đánh răng sẽ khiến nó mòn đi. Hãy nghỉ ngơi sau bữa ăn ít nhất 15 phút rồi đánh răng nhé!

Sáng nào cũng đánh răng nhưng bạn có biết mình nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng không? - Ảnh 1

Theo các chuyên gia thì vào buổi sáng, bạn nên đánh răng trước khi ăn sáng. Trong trường hợp bạn muốn ăn trước, hãy đợi ít nhất 40 phút sau hẵng đánh răng.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.