Chuyện chú Tiến đưa đò

PV
Nằm cách Đà Nẵng 30km, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) được biết đến với mỏ than đá khai thác từ cách đây hàng nửa thế kỷ phục vụ cho ngành công nghiệp địa phương. Nơi đây còn có những con người mà nhắc đến cái tên thôi gần như ai ai cũng biết, nhất là với giới học trò và các thầy cô giáo. Tiêu biểu trong số đó là "chú Tiến đưa đò".

Mới đây, phóng viên báo Đội đã tìm về Nông Sơn để gặp chú Phạm Văn Tiến - người đưa đò nổi danh này.

Ngồi trên chiếc đò nhỏ đậu ở bến thôn Thạch Bích (xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn), nơi đầu nguồn sông Thu Bồn, cách thắng cảnh sơn thủy hữu tình Hòn Kẽm - Đá Dừng chừng 10 cây số, chú Tiến kể: “Hơn 50 năm sống bên dòng thượng nguồn Thu Bồn, 20 năm cầm lái đưa đò cho hàng chục thế hệ học sinh qua lại, tôi hiểu rất rõ việc tìm cái chữ để làm kế sinh nhai cho tương lai của bọn trẻ ở đây vất vả lắm. Nghĩ vậy nên tôi không đành bỏ nghề chỉ vì thương các cháu. Mình thất học đã khổ, các cháu mà không được đến trường thì càng mờ mịt tương lai”.

Chú Phạm
Văn Tiến và
chiếc đò đợi
khách.
Chú Phạm Văn Tiến và chiếc đò đợi khách.

Cái nghề đưa đò tại bến sông Thạch Bích sang thôn Tứ Nhũ của chú Tiến bền bỉ cho tới ngày hôm nay cũng là từ suy nghĩ đó. Mỗi ngày, dù mưa hay nắng, cũng phải qua lại vài chuyến cho đúng giờ học sinh đến trường, con đò lại đậu bến nên thu nhập đâu được bao nhiêu. Mà nghỉ thì các cháu đến trường bằng gì?

Chú Nguyễn Tuân - phụ huynh một học sinh ở thôn Tứ Nhũ chia sẻ: “Không có chú Tiến đưa đò ở đây thì chúng tôi phải chở các cháu vòng quanh đường núi để sang điểm trường Tiểu học và THCS Nguyễn Văn Trỗi đi học. Nếu kể thời gian chở đi và về bằng xe máy thì hết nguyên một buổi công, phải bỏ hết ruộng nương, việc rừng rú”.

Thầy Đoàn Phong - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Nguyễn Văn Trỗi thông tin với phóng viên báo Đội: “Năm học 2023-2024, cả xã Quế Lâm có 427 học sinh cấp TH và THCS, theo học 19 lớp, trong đó có 20 học sinh ở thôn Tứ Nhũ phải qua đò đi học mỗi ngày. Anh Tiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học đúng giờ, dù là mùa mưa hay nắng. Anh Tiến cùng các thầy cô luôn nhắc nhở các em mặc áo phao ngồi đúng quy định, không đùa giỡn trên đò để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi sang sông”.

Đoạn thượng nguồn sông Thu Bồn, bên
kia là thôn Tứ Nhũ, bên này là thôn Thạch
Bích, tuyến đường thủy hằng ngày chú Tiến
đưa các bạn học sinh sang sông.
Đoạn thượng nguồn sông Thu Bồn, bên kia là thôn Tứ Nhũ, bên này là thôn Thạch Bích, tuyến đường thủy hằng ngày chú Tiến đưa các bạn học sinh sang sông.

Để đảm bảo an toàn cho những chuyến đò, chú Phạm Văn Tiến thường xuyên kiểm tra máy, thiết bị an toàn, áo phao cho các em. Chỉ khi thật sự an toàn, chú mới cho đò rời bến.

Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Văn Trỗi là trường xa trung tâm nhất so với các trường học khác ở huyện Nông Sơn. Người dân Quế Lâm cuộc sống rất khó khăn, thu nhập bình quân chưa tới 2 triệu đồng trên một gia đình mỗi tháng. Bà con sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy, chăm sóc rừng trồng và làm thuê. Học sinh nơi đây cũng rất vất vả trên đường đến trường. Ngoài giờ học, các bạn còn làm việc nhà như chăn bò, phụ ba mẹ việc đồng áng… nên việc dành thời gian, công sức và tâm huyết đưa học sinh sang sông của chú Phạm Văn Tiến là rất đáng trân trọng.

Học sinh luôn chú ý an
toàn khi sang sông.
Học sinh luôn chú ý an toàn khi sang sông.

Trong căn nhà lợp mái tôn thấp tè bên thượng nguồn sông Thu Bồn, chú Tiến trải lòng khi chia tay với chúng tôi: “Đời mình đã khổ nhiều rồi nên phải tiếp sức, hỗ trợ hết mình để các cháu có cái chữ mà trưởng thành kịp với thiên hạ, các phụ huynh cũng yên tâm sản xuất, chăm lo kinh tế gia đình. Tôi cũng mong ngóng từng ngày nhìn các cháu, các em trưởng thành vươn xa hơn chúng tôi…”. Chú Phạm Văn Tiến còn gửi gắm một ước mơ mong sao Nhà nước hoặc các nhà hảo tâm tạo điều kiện sớm xây dựng một chiếc cầu treo để học sinh đi học đỡ vất vả; cũng như thuận lợi về mặt giao thông, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nơi đây…

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Thiếu niên Tiền phong Thứ Tư, số 49 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Chuyện chú Tiến đưa đò tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!

Trường THCS Trần Quốc Toản: Chặng đường 40 năm phát triển

Trường THCS Trần Quốc Toản(TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là nơi ghi dấu hành trình học tập của bao thế hệ học sinh, chiếc nôi nuôi dưỡng những tâm hồn đầy khát vọng. Nơi đây đã chứng kiến bao nỗ lực không ngừng nghỉ của các thầy cô và học trò trong dạy và học.