Các chuyên gia của Đại học lừng danh Harvard đã có nghiên cứu kéo dài 75 năm để lý giải vì sao nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ rất thông minh lạnh lợi nhưng lớn lên lại không được như trước. Đối tượng của nghiên cứu là IQ của trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau, mức độ phát triển khác nhau và hoàn cảnh khác nhau khi lớn lên.
Sau khi tổng kết, tóm tắt các dữ liệu có được, nhân viên nghiên cứu phát hiện, IQ khi trẻ mới sinh ra không có nhiều khác biệt, nhưng sự ảnh hưởng từ gia đình trong quá trình trưởng thành có thể làm một số trẻ vốn thông minh ngày càng kém hơn.
Dưới đây là 5 thói quen xấu được chuyên gia đại học Harvard chỉ ra khiến trẻ em không được thông minh như lúc nhỏ.
1. Kẻ thù số một: Thức khuya
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều gia đình có thói quen thức khuya mà không biết điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần. Những đứa trẻ ngày nay không chỉ thức làm bài tập mà còn giải trí bằng điện thoại, máy tính, chơi game tới tận đêm muộn.
Thường xuyên thức đêm rất hại cho cơ thể. Khi ngủ không đủ giấc, sáng dậy không có tinh thần, lâu ngày làm cho sức đề kháng suy giảm, dễ ốm. Giấc ngủ không ngon ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển não bộ. Dù có thông minh khỏe mạnh đến đâu, thức đêm cũng là thủ phạm chính khiến trẻ ngày càng kém cỏi.
2. Ăn sáng quá nghèo nàn
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và có vai trò lớn với sức khoẻ, điều này đã được giới khoa học và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Tuy nhiên, do bận rộn, bố mẹ chưa chuẩn bị bữa sáng cho con đầy đặn mà chỉ ăn sáng qua loa hoặc đưa tiền cho con tự giải quyết.
Nếu bữa sáng không cung cấp đầy đủ năng lượng, não bộ của trẻ cũng không thể phát triển tốt.
3. Không có không gian yên tĩnh để học
Môi trường học tập tại nhà rất quan trọng với các bạn nhỏ, do đó, phụ huynh nên tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng, hạn chế các khói thuốc, tạp âm.
4. Thường xuyên bị bố mẹ trách mắng, chỉ trích
Nhiều đứa trẻ sống trong áp lực thành tích nặng nề của bố mẹ, thường xuyên bị trách mắng, chỉ trích nếu không đạt kết quả như mong đợi. Điều này có thể khiến sự tự tin, lòng tự tôn của con trẻ chịu đả kích rất lớn.
Do đó, bố mẹ nên tạo nguồn năng lực tích cực, không nên gây áp lực để những đứa trẻ được tự do phát triển bản thân.
5. Không được thể hiện đúng cảm xúc
Chuyên gia Đại học Harvard cho rằng, việc những đứa trẻ bị đè nén cảm xúc có thể khiến sức khoẻ tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đè nén cảm xúc lâu ngày dễ dẫn đến tuyệt vọng, ủ rũ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của não bộ. Do đó, cha mẹ nên để con được cười, được khóc và tức giận. Lúc đó, bố mẹ cũng nên nhẫn nhịn đôi chút.