Có được pha thuốc kháng sinh với sữa hay không?

Thúy Quỳnh
Uống thuốc được coi là một trong những nỗi sợ hãi của nhiều các bạn mỗi khi ốm, đặc biệt là những loại thuốc có vị đắng. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều bạn thường pha thuốc kháng sinh với sữa, vậy cách uống đó có đúng hay không?

Báo Người lao động đưa tin, Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM), thì ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim.

Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc (canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được).

Các kháng sinh có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa... Đối với trẻ nhỏ bú bình: trẻ có thể không bú hết lượng sữa trong bình hoặc thuốc bị dính thành bình dẫn đến sử dụng thuốc không đủ liều. Một số trẻ có thể sợ bình sữa, bỏ bú vì sữa có thuốc đắng quá.

Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như si-rô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hòa thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống.

Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm thiểu sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết thêm rằng có một số thuốc được khuyên nên dùng lúc no, có thể dùng cùng với sữa để tránh kích ứng dạ dày. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Hướng dẫn cách uống thuốc không bị đắng

Chia nhỏ thuốc ra

Thay vì bạn uống liền một lúc thì các bạn có thể chia nhỏ thuốc ra và uống từng viên thuốc thay vì uống tất cả cùng một lúc cũng là một mẹo nhỏ mà lại hữu hiệu. Việc uống từng viên thuốc một sẽ dễ dàng hơn (và dễ chịu hơn) để nuốt.

Hòa thuốc vào thức ăn/nước uống

Đối với việc hòa vào thức ăn thì các bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ rằng liệu có thể giấu thuốc vào thức ăn hoặc thức uống hay không. Nếu bạn nhận được sự đồng ý, hãy khuấy đều thuốc vào một lượng nhỏ nước sốt táo, kem hoặc nước ép trái cây để đỡ đắng hơn nhé!

Đặt thuốc đúng vị trí trên lưỡi để làm giảm bớt cảm giác đắng

Vị giác tập trung ở phía trước và trung tâm của lưỡi (hiểu đơn giản là đầu lưỡi và giữa lưỡi). Vì vậy để  không cảm thấy vị thuốc, bạn nên dùng thìa nhỏ đặt thuốc sâu vào lưỡi nhé.

Minh Phương (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có được pha thuốc kháng sinh với sữa hay không? tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Khuyến cáo dịch bệnh gia tăng dịp cuối năm tại TP. Hồ Chí Minh

'Giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19. Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan' - Đây là khuyến cáo vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đưa ra trong thời điểm Tết Giáp Thìn 2024 đang cận kề.