Cô giáo Đỗ Thị Hân – Người mẹ hiền của những "mầm xanh"

Tú Mai
Cô Đỗ Thị Hân, giáo viên trường Mầm non Hoa Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong những tấm gương tiêu biểu của nghề giáo, luôn tận tụy, yêu nghề và hết lòng vì trẻ thơ.

Nghề giáo từ lâu đã được tôn vinh là "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý", và với giáo viên mầm non, sự cao quý ấy còn thể hiện qua việc không chỉ dạy, giáo viên còn nuôi, dỗ, dưỡng từng bước trưởng thành của trẻ nhỏ. Với cô Hân, tình yêu nghề, mến trẻ chính là lẽ sống và nguồn động lực bền bỉ trong hành trình ươm mầm tương lai.

Cô giáo Đỗ Thi Hân – Chủ tịch công đoàn trường mầm non Hoa Mai
Cô giáo Đỗ Thi Hân – Chủ tịch công đoàn trường Mầm non Hoa Mai

Bước vào nghề từ năm 2010, suốt 15 năm qua, cô Hân luôn là tấm gương nhà giáo tận tụy, bền bỉ, lặng lẽ cống hiến vì sự nghiệp “trồng người”. Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở Hưng Yên, cô từng trải qua những tháng ngày đầu khó khăn khi cơ sở vật chất trường lớp còn tạm bợ, lớp học ngập nước mỗi khi mưa về. Không nản chí, cô kiên trì đến từng nhà vận động phụ huynh đưa trẻ tới lớp, vun đắp niềm tin vào mái trường mầm non.

Dù cuộc sống riêng còn nhiều khó khăn, cô Hân vẫn luôn kiên trì vượt khó, dành trọn trái tim cho nghề. Cô chăm sóc, dạy dỗ các bé bằng sự dịu dàng, tận tụy và trách nhiệm. Những lớp học do cô phụ trách luôn duy trì sĩ số 100%, trẻ phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lễ phép. Không chỉ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, cô còn ân cần rèn luyện cho các con những kỹ năng ứng xử, thói quen tốt và lòng yêu thương.

Với học trò, cô Hân luôn thể hiện tình yêu thương như người mẹ thứ hai
Với học trò, cô Hân luôn thể hiện tình yêu thương như người mẹ thứ hai

Điểm đặc biệt trong hành trình nghề nghiệp của cô Đỗ Thị Hân chính là tình cảm và sự gắn bó sâu sắc với các em nhỏ tự kỷ. Từ năm học 2019-2020 đến nay, cô đã kiên trì nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Giúp trẻ tự kỷ dạng rối loạn cảm xúc học hòa nhập” vào thực tế giảng dạy. Với tình yêu thương và sự kiên nhẫn vô bờ, cô đã giúp đỡ 6 học sinh tiến bộ rõ rệt, đủ kỹ năng để vào lớp 1, trong đó có trường hợp rất khó như bé Nguyễn Phúc Lâm từng chỉ biết la hét và từ chối tiếp xúc, nhưng nay đã có thể giao tiếp đơn giản nhờ sự dìu dắt tận tình của cô.

Không chỉ là cô giáo giỏi chuyên môn, cô Hân còn là người đồng nghiệp chân thành, khiêm nhường, luôn sẵn sàng sẻ chia, học hỏi để không ngừng tiến bộ. Những nỗ lực ấy đã được ghi nhận bằng nhiều danh hiệu như Giáo viên giỏi cấp quận, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến nhiều năm liền.

Cô Hân chủ tịch công đoàn thăm hỏi nhân viên bị mắc bệnh ung thư
Cô Hân chủ tịch công đoàn thăm hỏi nhân viên bị mắc bệnh ung thư

Cô Đỗ Thị Hân, một giáo viên hết lòng vì học sinh, lặng lẽ như cây tre giữa đời thường: dẻo dai, bền bỉ, kiên cường và tràn đầy sức sống. Với đồng nghiệp, cô là tấm gương sáng để noi theo. Với các em bé mầm non, cô chính là “người mẹ hiền” đầy yêu thương; ở trường, cô là tấm gương lan tỏa niềm tin, sự tử tế và trách nhiệm.

Hy vọng rằng trong xã hội hôm nay sẽ có thật nhiều người như cô Đỗ Thị Hân, người giáo viên mẫu mực, thắp sáng tình yêu thương, truyền cảm hứng và gieo những mầm hạnh phúc bền lâu cho thế hệ tương lai.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo Đỗ Thị Hân – Người mẹ hiền của những "mầm xanh" tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Hội sách Khánh Hòa hướng về 50 năm thống nhất đất nước

Ngày 21/4, tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa, Thành đoàn - Hội đồng Đội TP. Nha Trang phối hợp cùng Thư viện tỉnh đã tổ chức ngày hội sách “50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Bên cạnh đó, nhiều trường học trong tỉnh đã tổ chức hội sách với sự sáng tạo bất ngờ.

Báo Đội - Nhịp cầu giữa gia đình và nhà trường

Trong hành trình giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những người công dân tốt, gia đình và nhà trường luôn đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, để hai môi trường này có thể phối hợp hiệu quả, cần có một “nhịp cầu” trung gian – đó là báo Đội, nơi kết nối cảm xúc và lan tỏa những giá trị tích cực.