Cô giáo “thắp lửa UPU” trên vùng cao Hà Giang

Chu Hải
Gắn bó với học trò huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã 13 năm nhưng phải đến “mùa UPU lần thứ 48 (năm 2019)” cô giáo Thanh và học trò mới “bén duyên” với cuộc thi này. Thật bất ngờ, cả ba mùa thi (UPU 48, UPU 50, UPU 51) đồng hành cùng trò ở 3 ngôi trường khác nhau, nhưng cả 3 lần, 3 lá thư đều đoạt giải.

Mời bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của cô giáo đã luôn tận tuỵ cùng học trò “thắp lửa UPU” trên vùng cao Hà Giang các bạn nhé !

Cô giáo “thắp lửa UPU” trên vùng cao Hà Giang - Ảnh 1Với cô giáo Thanh, niềm vui của học trò, là niềm hạnh phúc của người thầy!

Đối diện với “3 không”

Thứ nhất, các em không có nhiều vốn từ, còn nói ngọng dẫn đến viết sai chính tả. Do vậy. khi các em viết xong nội dung bức thư, cô trò phải sửa lỗi chính tả, phải học cách diễn đạt cảm nghĩ, cảm xúc thông qua ngôn từ nên phải viết đi viết lại nhiều lần khiến việc hoàn thành một bức thư mất nhiều thời gian.

Thứ hai, cha mẹ các em phần lớn không biết tiếng phổ thông nên không quan tâm, động viên khích lệ.

Thứ ba, các em cũng không có điện thoại thông minh và thiếu các thiết bị hỗ trợ tìm kiếm thông tin (nhà không có máy tính, thư viện huyện thì ở xa, nguồn sách báo trong thư viện nhà trường chưa phong phú) nên việc tìm tài liệu tham khảo rất khó khăn.

Các em sống chân chất, thật thà nên việc bồi đắp cảm xúc để sáng tạo ra những câu văn bay bổng cũng còn hạn chế, cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều.

Nhưng niềm vui vẫn đong đầy!

Đối với học trò vùng cao, hoàn thành một bức thư để gửi tham dự cuộc thi cần có sự động viên, sát cánh của cô giáo rất nhiều. Từ việc giúp các em lựa chọn nội dung viết phù hợp với khả năng và sự hiểu biết cho đến việc kiên nhẫn giúp các em “mài chữ”. Từ sự giảng giải của cô, các em mới hiểu rõ và có thể viết được những câu văn dù chân chất, thật thà nhưng cũng mượt mà, cảm xúc.

Cô giáo “thắp lửa UPU” trên vùng cao Hà Giang - Ảnh 2Được về Thủ đô dự Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU, chụp ảnh cùng các thành viên BTC, BGK  – niềm tự hào, niềm hạnh phúc đong đầy!

Điều thú vị là ba lá thư dự thi trong cả ba mùa đều được gửi đi vào ngày hạn chót. Rồi những ngày sau đó cả cô trò đều hồi hộp, chỉ lo bức thư bị thất lạc. Và rồi, cảm xúc của cô trò, con tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi biết tin trường đạt mình đạt giải.

Ba lần đồng hành hướng dẫn các em thì cả 3 lần đều đạt giải: Giải Khuyến khích, giải Tiềm năng và giải Ba. Đây không chỉ là thành tích giúp em tự tin vào năng khiếu của bản thân mà sẽ trở thành kỷ niệm đẹp, đáng tự hào trong đời học sinh của các em.

Ý nghĩa từ những lá thư

Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đã tạo cho các em sự tự tin vào khả năng của bản thân, giúp các em hiểu được: dù các em sống và học tập ở vùng còn nhiều khó khăn nhưng các em vẫn có thể làm được những điều mà nhiều bạn thành phố phải ngưỡng mộ. Điều đó giúp các em có ý thức học hỏi, mong muốn được giỏi giang đồng thời có những trải nghiệm thú vị mà không phải kiến thức nào trong sách vở cũng có thể mang lại được.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cô giáo “thắp lửa UPU” trên vùng cao Hà Giang tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Cây toán" dễ mến

Trong Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một “cây ...

Bài Gương Mặt khác

Hành trình tri ân và khám phá lịch sử

Ngày 28/3, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VII đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của phong trào thiếu nhi địa phương.

Người thắp lửa đam mê

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là người thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng học trò.

"Kình ngư" nơi phố núi

Nhắc đến Nguyễn Phương Bảo Ngọc, thần dân của lớp 7A10 trường TH-THCS và THPT Victory (TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk) thì ai cũng nể phục tài năng bơi lội và niềm đam mê bơi lội của cô bạn dễ thương này.

"Chiếc huy chương biết cười"

Sở hữu gương mặt sáng bừng với nụ cười luôn rạng rỡ cùng “bộ sưu tập các huy chương”, bạn Nguyễn Đức Anh (lớp 3D, trường Tiểu học Chu Văn An A, Tây Hồ, Hà Nội) được thầy cô và bạn bè trìu mến đặt cho biệt danh thật dễ thương: “Chiếc huy chương biết cười”. Chúng mình cùng đến thăm bạn ấy nhé!