Có thể bạn chưa biết: 6 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới

giadat
Nếu nhìn vào bản đồ nước Việt Nam ta cũng chỉ là một tỉnh/thành trong số các quốc gia lớn đó, dưới đây là 6 nước có diện tích lớn nhất thế giới.

1. Liên Bang Nga 

Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới khoảng 144 triệu người (ước lượng năm 2015). Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.

2. Canada

 

Canada nằm ở khu vực Bắc Mỹ, có diện tích 9.984.670km2, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai thế giới, dân số khoảng 35 triệu người (ước lượng năm 2014) . Biên giới của nó giáp Hoa Kỳ ở phía Nam, phía Bắc giáp bang Alaska (Hoa Kỳ) và Bắc cực, phía Đông giáp Đại Tây Dương còn phía Tây giáp Thái Bình Dương.

3. Hoa Kỳ

Tổng diện tích: 9,826,675 km2 và 322,3 triệu dân (2015), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị danh nghĩa) và đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) tính theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và khoảng 16% theo sức mua tương đương). GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương.

4. Trung Quốc

Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 4 trên thế giới. Dân số khoảng 1,4 tỷ dân và cũng là quốc gia đông dân nhất thế giới. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

5. Brazil 

 

Brazil là quốc gia lớn nhất khu vực Nam Mỹ có diện tích 8.514.877 km2. Biên giới của nó tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau.

6. Australia (Úc)

Quốc gia này thực chất là một lục địa nằm tách biệt với phần còn lại của thế giới, bao quanh bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Australia có diện tích 7.741.220km2. Đường biên giới và cũng là đường bờ biển của nó kéo dài 34.218km. Các quốc gia lân cận của Australia gồm có Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea ở phía Bắc, quần đảo Solomon, Vanuatu và Nouvell - Caledonie thuộc Pháp ở phía Đông Bắc, New Zealand ở phía Đông Nam.

Gia Đạt (Tổng Hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Có thể bạn chưa biết: 6 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.