Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa nhất tính từ Mặt Trời do sao Diêm Vương đã không còn được coi là một hành tinh vào năm 2006. Khoảng cách từ sao Hải Vương tới Mặt Trời là hơn 45 tỷ km.
Sao Hải Vương là một trong những hành tinh khí trong Hệ Mặt trời, nhỏ hơn sao Thiên Vương và có khối lượng gấp 17 lần Trái Đất.
Theo NASA, sao Hải Vương tỏa ra nhiều ánh sáng hơn là hấp thụ từ Mặt Trời.
Từ Trái Đất, chúng ta không thể quan sát sao Hải Vương bằng mắt thường.
Mùa hè trên sao Hải Vương kéo dài 40 năm và nhiệt độ trong thời gian này ở khoảng -200 độ C.
Mặt Trăng lớn nhất của sao Hải vương là Triton, được phát hiện 17 ngày sau khi hành tinh này được tìm ra.
Sự tồn tại của sao Hải Vương từng chỉ là suy đoán do sự không nhất quán trong việc tính toán quỹ đạo sao Thiên Vương. Sau đó Urbain Le Verrier đã phát hiện ra sao Hải Vương vào năm 1846 khi lần đầu tiên quan sát được hành tinh này.
Tốc độ gió trên sao Hải Vương rất lớn khiến nó trở thành hành tinh có gió thổi nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời, tốc độ có thể lên tới hơn 2.000 km/h.
Chỉ có tàu vũ trụ Voyager 2 từng đi qua ở tốc độ đủ gần để ghi lại những hình ảnh về hành tinh này.
Sao Hải Vương có một cơn bão diễn ra liên tục, còn được gọi là Vết Tối lớn, tương tự như Vết Đỏ lớn trên sao Mộc. Điều khiến cơn bão này trở nên bất thường là nó có kích thước bằng Trái Đất.
Sao Hải Vương cũng có những vành đai được tạo thành từ bụi và băng như sao Thổ
Sao Hải Vương có nhiệt độ trung bình là - 214 độ C. Đây là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời
Sao Hải Vương là hành tinh nhỏ nhất trong 4 hành tinh khí với bán kính xích đạo là hơn 24.000 km.
Khác với trái đất, một ngày trên sao Hải Vương chỉ dài hơn 16 tiếng. Tuy nhiên, 1 năm trên sao Hải Vương bằng 164 năm ở Trái Đất.
Mặc dù NASA đã thông báo về ý định phóng 1 tàu thăm dò tới đây vào năm 2035. Nhưng hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể thăm dò hành tinh này.