Con đường tới trường "không tưởng" của học sinh trên thế giới

Nguyễn Hà
Học sinh một số nơi trên thế giới phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm như leo núi, đu dây qua sông hoặc chòng chành trên chiếc lốp ô tô vượt sông tới trường.

Được tới trường là niềm vui của hàng trăm học sinh trên toàn thế giới. Nhưng để thực hiện được ước mơ học tập thì nhiều học sinh trên thế giới phải gian nan, vất vả thậm chí đe dọa tới cả sinh mạng.

Có những con đường tới trường mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi, nhưng đó cũng chính là nơi mà hàng ngày nhiều bạn nhỏ phải vượt qua.

Chúng ta hãy cùng điểm qua những con đường nguy hiểm nhất để thấy được tinh thần quyết tâm của những bạn học sinh nơi vùng xa thế nào.

Theo UNESCO, việc rút ngắn khoảng cách trường học và trẻ em đã bị chậm lại trong vài năm qua ở các vùng khó khăn. Những khu vực không có tuyến đường xuyên suốt, đảm bào hoặc do thiên tai, biến đối khí hậu đã cản trở học sinh tới trường. Một giải pháp có vẻ dễ dàng như xây dựng đường xá, cầu, phương tiện công cộng, nhưng nó lại không thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Chính vì thế mà khó khăn lại chồng chất khó khăn.

Con đường mòn cheo leo vách núi đá của học sinh Gulu, Trung Quốc. Đây được mệnh danh là trường học xa nhất thế giới khi học sinh phải mất tới 5 giờ mỗi ngày để tới trường. (Ảnh: Sipa Press)

Trẻ em tại làng Zhang Jiawan, phía Nam Trung Quốc phải leo trèo trên những thang gỗ nguy hiểm để đi tìm con chữ. (Ảnh:  Imaginachina/Rex Features)

Đến trường là cả một hành trình chinh phục Himalaya của những đứa trẻ Zanskar, Ấn Độ. (Ảnh: Timothy Allen)

Mặc dù chiếc cầu treo chỉ còn lại một nửa bên dây, thanh gỗ chỗ mất chỗ còn, nhưng học sinh Lebak, Indonesia hàng ngày vẫn bám trụ để tới trường. (Ảnh: Reuters)

Mỗi ngày đến trường là một cuộc phiêu lưu với các em học sinh Colombia khi băng qua sông Rio Negro bằng đoạn cáp thô sơ dài 400 m mà không hề có bất kì thiết bị bảo hộ nào. (Ảnh: Christoph Otto)

Trên những chiếc thuyền độc mộc chơ vơ giữa dòng sông và học sinh ở Riau, Indonesia tự chèo tới lớp. (Ảnh: Nico Fredia)

Một cây cầu được làm từ gốc cây bắc qua con suối ở Ấn Độ đã giúp học sinh nơi đây tới trường an toàn hơn. (Ảnh: The Atlantic)

Chiếc xe tuk tuk thô sơ có thể chở vài chục bạn học sinh. Đây là phương tiện công cộng duy nhất ở một ngôi làng Ấn Độ. (Ảnh: Dilwar Mandal)

Học sinh ở thị trấn Đô Giang Yển (Trung Quốc) phải vượt qua chiếc cầu tre ọp ẹp, chênh vênh, phủ đầy tuyết trắng tới trường vào mùa đông. (Ảnh: Imaginechina / Rex Features)

Đôi khi đi học, các bạn học sinh phải leo cả lên nóc thuyền để được đưa qua sông Musi ở Indonesia. (Ảnh: Reuter)

Học sinh ở Philippines phải vượt sông bằng chiếc phao chắp vá. (Ảnh: Dennis M. Sabangan / EPA)

Ngọc Hà (Theo Borepanda)

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Con đường tới trường "không tưởng" của học sinh trên thế giới tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.