Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế trở về nét đẹp nguyên thủy nhờ công nghệ hiện đại của Đức

Chi Đặng (Tổng hợp)
Những bức tường phủ đầy rêu đã được cởi bỏ nhờ công nghệ hơi nước nóng của Đức, cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế trở về nét đẹp nguyên thủy.

Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng (steam cleaning) để loại bỏ các hiện tượng ô nhiễm sinh học phía trên và tiêu diệt vi khuẩn phía dưới bề mặt.

Chương trình nằm trong chuỗi dự án tài trợ văn hóa của Tập đoàn Karcher (Đức) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Trước khi thực hiện rửa sạch bức tường ở Đại Nội HUế, nhiều người đã đưa ra ý kiến phản đối vì lọ lo sợ sẽ làm mất đi vẻ cổ kính và áp lực từ vòi phun sẽ hủy hoại kết cấu gạch tường.

Thế nhưng sau khi hoàn thành việc trùng tu, thì mọi lo lắng đã được xóa tan. Những bức tường rêu đen được thay bằng "tấm áo" vàng nâu như khi mới được xây dựng, tạo nên một khung cảnh lạ lẫm với những khách thăm quan.

Nhiều người chia sẻ rằng mình chắc chắn sẽ quay lại đây, để một lần nữa ngắm nhìn cố đô Huế trong diện mạo mới mà trước đây chưa từng có.

Các chuyên gia cho rằng khi rêu phát triển mạnh mẽ, đục sâu rễ vào trong, khiến tường gạch mủn vụn, vỡ lở làm công trình xuống cấp không thể tái tạo.

Trước khi Cố đô Huế được áp dụng công nghệ phun hơi nước để làm sạch thì trên thế giới cũng từng có nhiều công trình di tích lịch sử trên thế giới được thử trước rồi. Ví dụ như tượng Chúa Cứu Thế của Brazil, nghĩa trang giới thượng lưu Green-Wood ở Mỹ, tượng Linh Sơn Đại Phật tại thành phố Vô Tích (Trung Quốc), Đài tưởng niệm quốc gia National Monumen của Indonesia...

Tập đoàn Karcher sẽ áp dụng công nghệ Phun rửa áp lực cao ở chế độ hơi nước nóng (steam cleaning). Hệ thống gia nhiệt của máy sẽ đun hơi nước đến nhiệt độ lên đến 100°C (nhiệt độ bình 155°C).

Thông qua 1 đầu phun đặc biệt để tăng áp và tạo ra luồng hơi nước nóng với áp lực 0.5-1 bar phun lên bề mặt cần làm sạch. Cơ chế này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ ô nhiễm sinh học trên bề mặt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá ở dưới bề mặt nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng. Điều này đồng nghĩa với việc làm chậm thời gian phát triển trở lại của các tầng sinh học gây hại này.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế trở về nét đẹp nguyên thủy nhờ công nghệ hiện đại của Đức tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.