Cột sống sẽ "đau lòng" lắm nếu bạn có 4 tư thế dùng điện thoại thế này, sửa ngay còn kịp!

Minh Hồng
Những tư thế bạn vẫn dùng hằng ngày khi dùng điện thoại đang âm thầm "hãm hại" cột sống, khiến chúng dần bị bẻ gập, hỏng hóc theo thời gian.

Điện thoại từ lâu đã trở thành vật bất ly thân của rất nhiều người. Hầu hết chúng ta có thói quen cúi đầu khi dùng điện thoại mà không biết rằng chúng cực kỳ gây hại cho cột sống, kéo theo các vấn đề như đau đầu do vai, cổ, lưng bị căng cứng, nhức mỏi khó chịu. 

Dưới đây là 4 tư thế sử dụng điện thoại cực xấu được TS. BS Zheng Chunyu, Giám đốc điều hành, bác sĩ điều trị tại Phòng khám Thần kinh Cheng (Trung Quốc) chỉ ra. Nếu duy trì trong thời gian dài có thể "bẻ gãy" cột sống của bạn, đáng lo là rất nhiều người vẫn làm chúng hàng ngày. 

1. Ngồi trên ghế sofa

"Hầu hết chúng ta sẽ nằm nhoài người khi gặp một chiếc ghế sofa mềm mại. Lúc này, phần lớn lưng dưới của bạn bị treo lơ lửng, và cổ của bạn cũng bị ép, gập hướng về phía trước quá mức, đầu và cổ sẽ rất căng cứng. Nằm lâu trong tư thế này có thể gây ra tình trạng đau lưng, đau cổ nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm", bác sĩ Zheng cho biết.

Theo bác sĩ, bạn không nên sử dụng điện thoại với tư thế đó trên ghế sofa, hãy ngồi thẳng lưng và kê một chiếc gối hoặc đệm ở vùng sau bụng (eo), 2 chân đặt vững trên ghế và khoanh chân lại.

Cột sống sẽ

2. Ngồi khoanh chân trên giường hoặc mặt sàn

Ở tư thế ngồi này, việc bạn “uốn cong cột sống thắt lưng về phía trước quá mức” và khung chậu nghiêng về phía sau sẽ gây áp lực quá lớn lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, tất nhiên sẽ trở thành thủ phạm gây thoát vị đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh theo thời gian.

Chưa kể, ngồi khoanh chân dễ khiến dây chằng quanh đầu gối bị co kéo quá mức, nhiều khả năng tiến triển thành viêm và đau khớp gối. Do đó, tốt nhất bạn không nên ngồi bấm điện thoại ở tư thế này.

Cột sống sẽ

3. Nằm sấp

Đây cũng là tư thế rất nhiều bạn mắc phải. Tư thế này dễ gây đau nhức vùng đầu, cổ, vai. lưng do vai và cẳng tay phải nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Ngả lưng quá mức cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh do bệnh lý cột sống cổ.

Hơn nữa, do khuỷu tay bị chèn ép trong thời gian dài thường gây chèn ép vào dây thần kinh ngoại biên gây tê tay. Vì vậy, đây cũng là tư thế sử dụng điện thoại bạn không nên sử dụng.

4. Ngồi vắt chân trên ghế

Khi bạn ngồi trên ghế thông thường, bạn thường có xu hướng ngồi vắt chéo chân và đầu cúi xuống để bấm điện thoại. Tuy nhiên, ở tư thế này sẽ khiến cột sống của bạn bị nghiêng vẹo, xương chậu cũng lệch hẳn sang 1 bên gây ra cơn đau từ thắt lưng kéo dài xuống phía sau mông và đùi.

Cột sống sẽ

Tư thế đúng là hãy giữ 2 chân ngang bằng hông, ngồi ngay ngắn, nhớ hóp bụng dưới để vị trí xương chậu của cơ thể được ổn định một cách tự nhiên. Điện thoại đặt ngang tầm mắt, tránh đặt quá thấp.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cột sống sẽ "đau lòng" lắm nếu bạn có 4 tư thế dùng điện thoại thế này, sửa ngay còn kịp! tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.