Đà Nẵng: Tổng kết trực tuyến mô hình quản lý tối ưu rác thải trường học

Tư Chương
Sáng ngày 17/8, Ban giám hiệu Trường TH Trần Đại Nghĩa (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) cùng với tổ chức Đông Tây hội ngộ đã tổ chức trực tuyến lễ Tổng kết mô hình “Quản lý tối ưu rác thải trường học” trong thời gian qua.

Cũng tham gia lễ Tổng kết trực tuyến có đại diện sở GD-ĐT, Hội đồng Đội thành phố, đại diện các Phòng GD-ĐT và Hội đồng Đội các quận, huyện trong TP Đà Nẵng.

a - Ảnh 2
Các thầy cô và học sinh ngày đầu tham dự chương trình (Ảnh chụp trước thời gian dịch bệnh).

Dự án “Quản lý tối ưu rác thải trường học” bắt đầu thực hiện tại trường TH Trần Đại Nghĩa từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 vừa qua. Theo Tiến sĩ Phạm Phú Song Toàn, Chủ nhiệm dự án, thì dự án nhằm đánh giá hiện trạng và phân tích tình hình quản lý chất thải rắn tại trường TH Trần Đại Nghĩa và sẽ phát triển một số trường khác tại Đà Nẵng. Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tối ưu dựa trên điều kiện sẵn có của nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu là: Giảm tối thiểu lượng rác thải được thu gom; Thu hồi tối đa lượng rác tái chế; Giảm chi phí thu gom, tối ưu kinh tế tuần hoàn chất thải tại trường; Nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi về quản lý chất thải rắn tại trường không chỉ cho học sinh mà còn cho các thầy cô, phụ huynh và cộng đồng chung quanh trường…

a - Ảnh 3
Các thầy cô Ban giám hiệu trường TH Trần Đại Nghĩa và các cô chú thực hiện dự án. (Ảnh chụp trước thời gian dịch bệnh)

Sau khi tuyên truyền ý nghĩa tốt đẹp của chương trình đối với môi trường, Ban tổ chức dự án đã đầu tư thiết bị, dụng cụ chuyên đựng rác “lò” sản xuất phân hữu cơ… hướng dẫn giúp học sinh phân tách rác và bỏ vào đúng ngăn quy định. Hàng tuần có tổng kết cân đong số lượng rác thải theo loại và tổng kết phân tích cụ thể cái lợi của việc phân loại rác thải: Phần nhựa cứng như chai lọ để bán nhựa, phần giấy bán giấy vụn, phần kim loại cũng được bán đi…còn phần hữu cơ như rác, lá cây… được cho vào “lò” kết hợp với hợp chất vi sinh làm phân hữu cơ.

a - Ảnh 4
Tủ phân loại rác tại trường.

Thực tế mỗi tuần trung bình toàn trường sẽ có được từ 4 đến 5 kg giấy vụn, 6 đến 7 ký túi, chai nhựa, hơn 10 kg lá cây. Riêng lá cây được cho vào “lò” ủ trong 1 tuần sẽ cho ra nhiều ký phân hữu cơ để trồng rau xanh và chăm cây cảnh, cây vườn thuốc nam... lợi đủ điều!

a - Ảnh 5
a - Ảnh 6
Các bạn học sinh háo hức gom và phân loại rác. (Ảnh chụp trước thời gian dịch bệnh)

Thầy Nguyễn Đình Minh Kha, Phó Hiệu trưởng trường TH Trần Đại Nghĩa vui mừng thông tin: Dự án “Quản lý tối ưu rác thải trường học” đã giúp nhà trường giảm rác thải ra cộng đồng, tiến tới nhà trường đề nghị giảm tiền thu gom rác như hiện nay, chế biến được phân bón hữu cơ để phát triển vườn rau và vườn thuốc nam trong trường nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh và cán bộ, giáo viên về thực hiện môi trường sống sạch, xanh và thân thiện…sắp tới nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện chương trình ý nghĩa và bổ ích này…

a - Ảnh 7
Sau một tuần “lò” đã cho ra phân hữu cơ chăm bón cây trồng.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng: Tổng kết trực tuyến mô hình quản lý tối ưu rác thải trường học tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nô nức ngày hội "Đọc sách gia đình"

Các bạn học sinh trường TH Cương Gián 2 (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) vừa nô nức tham gia “Ngày hội đọc sách gia đình”. Đây là hoạt động thường niên, đầy thú vị và bổ ích dành cho học sinh nhà trường.

Gắn kết yêu thương dưới mái trường hạnh phúc

Nhiều năm qua, trường Tiểu học Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) được biết đến là một trong những ngôi trường tiêu biểu trong phong trào dạy và học của ngành Giáo dục Thủ đô. Tiếp nối truyền thống đó, nhà trường tiếp tục duy trì, phát huy hơn nữa những thành tựu mới của cô và trò nhà trường.

"Em yêu biển đảo quê hương"

Đó là tên chủ đề của chương trình sinh hoạt dưới cờ do trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) mới tổ chức gần đây. Chương trình do các bạn học sinh lớp 7A3 và 7A4 thể hiện, nhằm bày tỏ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nở rộ văn hóa đọc miền quê lúa Thái Bình

Xây dựng hệ thống thư viện bài bản, nhiều đầu sách để học sinh chọn lựa, khuyến khích đọc sách, báo trong nhà trường đã giúp các trường học trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) phát triển văn hóa đọc.