Đập bát và những phong tục đón năm mới trên thế giới

Vào đêm giao thừa, người Đan Mạch thường đập vỡ đĩa và cốc chén trong nhà. Trong khi đó, người Tây Ban Nha lại có phong tục ăn 12 quả nho trong thời khắc bước sang năm mới.

Người Đan Mạch có phong tục đập vỡ chén đĩa vào đêm giao thừa sau đó mang chúng đến đặt trước cửa nhà bạn bè hoặc người thân. Họ quan niệm rằng nghi thức này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong năm mới. Sáng ngày 1/1, cửa nhà nào có càng nhiều mảnh vỡ chén bát, gia đình đó sẽ càng sung túc và thịnh vượng trong năm mới. Ảnh minh hoạ: Vipeoterika.

Ở Estonia, người dân thường ăn uống theo những con số may mắn vào đêm giao thừa. Với họ, những con số may mắn lần lượt là 7, 9 và 12, tương ứng với số bữa ăn mà người Estonia sẽ ăn trong thời khắc chuyển giao sang năm mới. Ở thủ đô Tallinn, mỗi gia đình bày thật nhiều rượu và món ăn với niềm tin ăn càng nhiều thì sẽ càng no đủ trong năm tới. Ảnh minh hoạ: Unsplash.

Với hy vọng một năm mới an lành và dồi dào sức khoẻ, người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa. Khi chuông giao thừa ngân lên, họ sẽ hoà mình vào đám đông và ăn 12 quả nho theo đúng thứ tự của 12 tiếng chuông. Sau khi ăn nho, người Tây Ban Nha sẽ cùng nhau tham gia những bữa tiệc sôi động kéo dài đến tận sáng hôm sau. Ảnh minh hoạ: Unsplash.

Đến các bãi biển ở Brazil vào dịp năm mới, bạn sẽ được tham gia vào một phong tục có tên là "nhảy 7 con sóng". Với niềm tin về những điều may mắn sẽ đến trong năm mới, người Brazil sẽ mặc trang phục màu trắng, mang theo một bó hoa để ném ra biển trong lúc nhảy sóng. Ảnh minh hoạ: Unsplash.

Tại Scotland, người dân thường tổ chức tiệc đón năm mới vào 3 ngày cuối cùng của năm. Ngày thứ nhất, hàng nghìn người sẽ cầm đuốc diễu hành xuống các con phố ở Old Town, trải dài từ quảng trường Quốc hội cho đến tới đồi Calton. Kết thúc buổi diễu hành, mọi người sẽ cùng nhau đốt mô hình một chiếc thuyền của người Viking được bố trí sẵn trước đó. Ảnh minh hoạ: Imgur. 

Ngày thứ 2, người Scotland sẽ cùng nhau ca hát, nhảy múa và cùng nhau đi dạo bộ. Đến đêm giao thừa, mọi người sẽ cùng nhau tham sự bữa tiệc đón năm mới và nhảy những điệu nhảy truyền thống như dram và ceilidh. Ảnh minh hoạ: Office.

Đêm giao thừa ở Nhật Bản được gọi là Omisoka. Trong thời khắc này, người Nhật Bản tin rằng nếu rung chuông đủ 108 lần sẽ có thể xua tan đi những điều không may mắn trong năm cũ để đón những điều tốt đẹp trong năm mới. Ảnh minh hoạ: Unsplash.

Theo Zing.vn

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đập bát và những phong tục đón năm mới trên thế giới tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.