Đều như "vắt chanh" hay "vắt tranh"? 90% người Việt hiểu sai câu thành ngữ này

Ngọc Lam
Câu thành ngữ "Đều như vắt chanh" hay "Đều như vắt tranh" đang được netizen tranh luận xôn xao, khi có người cho rằng "chanh" mới đúng còn viết "tranh" là sai.

Nhiều người vẫn hay nghĩ rằng câu thành ngữ "Đều như vắt chanh" mới là chính xác. Nhưng thực tế, câu này không có ý nghĩa bởi vắt chanh thì làm sao mà đều được. Câu thành ngữ chính xác phải là "Đều như vắt tranh".

"Vắt tranh" ở trong câu thành ngữ này là một thao tác trong quá trình làm những tấm lợp mái nhà bằng cỏ tranh. Loại cỏ này thuộc họ nhà lúa, phân bổ từ đồng bằng đến vùng trung du, miền núi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nước ta.

Đều như 'vắt chanh' hay 'vắt tranh'? 90% người Việt hiểu sai câu thành ngữ này - Ảnh 1
Câu thành ngữ đúng phải là "Đều như vắt tranh" bạn nhé! (Ảnh: Hocmai.vn)

Ngày xưa, cỏ tranh là một vật liệu phổ biến được sử dụng để làm nhà. Người ta thường bện thành từng tấm (để lợp mái hoặc dựng vách) theo kích thước phù hợp với ngôi nhà. Quy trình này được gọi là đánh tranh. Kỹ thuật đánh tranh khá khó, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Các nắm sợi tranh (hay còn gọi là một vắt) phải đều tăm tắp để khi lợp lên mái trông đẹp và không bị thấm nước mưa.

Đều như 'vắt chanh' hay 'vắt tranh'? 90% người Việt hiểu sai câu thành ngữ này - Ảnh 1
Những tấm lợp bằng cỏ tranh được xếp đều tăm tắp, mười tấm như mười.

Mỗi khi đánh tranh phải dùng một tay nắm những sợi tranh thành một vắt. Muốn cho đều tăm tắp, mười vắt như mười thì lượng sợi tranh trong tay phải vừa vặn sao cho ngón cái chạm tới ngón trỏ, nếu ít hơn sẽ thêm vào và ngược lại. Trong lúc tay này nắm vắt tranh, tay kia phải khéo léo bắt vắt tranh đưa vào hom (3 thanh tre được vót thành sợi có chiều dài bằng tấm tranh) và chỉnh cho đều.

Như vậy, từ "vắt" trong "vắt tranh" là danh từ chứ không phải động từ. Câu thành ngữ "Đều như vắt tranh", ý muốn nói về một cái gì đấy rất đồng đều. Mái nhà lợp bằng tranh rất bền, mát hơn so với lợp bằng ngói, tôn. Với những mái lợp dày từ 15 - 20cm có tuổi thọ lên tới 20 - 30 năm.

Đều như 'vắt chanh' hay 'vắt tranh'? 90% người Việt hiểu sai câu thành ngữ này - Ảnh 1
Ngày xưa, người ta thường dùng cỏ tranh để lợp mái nhà hoặc dựng vách.

Ngày nay, cỏ tranh không còn được sử dụng để làm nhà, các bạn nhỏ cũng ít gặp, không biết cỏ tranh là gì. Trong khi đó, chanh là loại quả rất phổ biến, nó có mặt ở khắp mọi nơi từ chợ cóc đến siêu thị và trong nhiều sản phẩm ăn uống, mỹ phẩm. Có lẽ, chính vì sự phổ biến này đã khiến mọi người lầm tưởng là "vắt chanh" chứ không phải "vắt tranh".

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đều như "vắt chanh" hay "vắt tranh"? 90% người Việt hiểu sai câu thành ngữ này tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.