Đi vệ sinh mang theo điện thoại cho vui nhưng sức khoẻ lại... “khóc ròng”

Huệ Anh
Thay vì hí hoáy với chiếc điện thoại trong nhà vệ sinh, có lẽ chúng ta nên trở về thói quen thời thơ ấu là đọc nhãn dán trên các loại chai lọ để bảo vệ sức khoẻ của mình.

Nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo con người đang quá lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ, trong đó có điện thoại thông minh. Thậm chí, chúng ta còn bị “buộc” chặt vào điện thoại tới mức ăn, ngủ, chơi và thậm chí là đi vệ sinh cũng phải “tay trong tay” với chiếc điện thoại yêu dấu.

Một khảo sát ở Mỹ cũng chỉ ra một con số đáng kinh ngạc: Có tới 90% trường hợp mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh để dùng. Thói quen tưởng là vô hại này lại khiến sức khoẻ “buồn rũ rượi” bởi nhà vệ sinh có vô vàn mối nguy hại khó lường.

Mối nguy hại số 1: 1cm2 có hơn 6,4 triệu con vi khuẩn

Có hơn 4,6 triệu vi khuẩn tồn tại trên 1cm2 tay người, hơn 6,4 triệu vi khuẩn sinh sống trên 1cm2 trong nhà vệ sinh và trên bề mặt điện thoại là hàng trăm loại vi khuẩn.

Theo nhà sinh học Jason Tetro, khi bạn mang điện thoại vào nhà vệ sinh thì số lượng mầm bệnh nguy hại sẽ được nhân lên rất lớn, đặc biệt là E.coli (khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu), acinetobacter (gây viêm phổi).

Mối nguy hại số 2: Hậu môn... “khóc ròng”

Trên thực tế, trung bình mỗi người chỉ cần vào nhà vệ sinh giải quyết “nỗi buồn” chỉ  là 5 phút. Thế nhưng vẫn có những người ngồi tới 15 – 30 phút vì sự có mặt của điện thoại. Thời gian ngồi trong nhà vệ sinh càng lâu thì hậu môn càng phải tiếp xúc nhiều với mầm bệnh

Theo bác sĩ Partha Nandi – Người sản xuất và dẫn chương trình Y khoa Ask Dr. Nandi phân tích: “Khi ngồi vệ sinh trong vòng từ 20, 30 hay 40 phút trở lên, vô tình bạn đã gây áp lực không cần thiết lên vùng hậu môn. Bệnh trĩ từ đây có thể xuất hiện do áp lực vô hình này. Tình trạng này diễn ra càng lâu sẽ dẫn đến tổn hại nghiêm trọng đến các mô của hệ tiêu hóa. Thực chất, việc đi vệ sinh nên diễn ra nhanh chóng, để tránh áp lực không đáng có lên hậu môn. Thế nhưng thói quen vừa đi vệ sinh, vừa dùng điện thoại lại gây tác dụng ngược lại”.

Bên cạnh đó, tư thế ngồi khi đi vệ sinh diễn ra càng lâu thì càng tác động xấu tới dây thần kinh vùng hông.

Mối nguy hại số 3: Khả năng tập trung suy giảm

Theo huấn luyện viên tư duy Peter Bregman thì “kẻ thù” của sự sáng tạo chính là làm việc trong lúc đi vệ sinh. Tiếp đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với điện thoại và Internet sẽ làm mất cân bằng các chất hoá học có trong não bộ. Khi não phải hoạt động không ngừng thì nó sẽ dần suy giảm nên hãy coi vài phút đi vệ sinh là thời gian để thư giãn.

Cũng theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Người tiêu dùng, khu nhận thức của não bộ sẽ bị suy giảm đáng kể khi tiếp xúc quá nhiều với smartphone, cho dù chúng đã tắt.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đi vệ sinh mang theo điện thoại cho vui nhưng sức khoẻ lại... “khóc ròng” tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.