Dịch bệnh nguy nan, tin giả tràn lan, làm sao để giữ được cái đầu lạnh?

Minh Hồng
Khi tình hình dịch bệnh có những dấu hiệu phức tạp, bạn dễ bị choáng ngợp trong mớ tin tức, có thật, có giả, có tiêu cực, có tích cực. Hãy giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tin tức có thể mang lại sự căng thẳng, lo âu. Một nghiên cứu năm 2020 cho biết những thông tin trên mạng xã hội thường dễ gây hoảng loạn.

Đối với những người có bệnh tâm lý, thông tin tiêu cực có thể làm trầm trọng các triệu chứng như rối loạn ăn uống, tự hoại, lo âu hoặc trầm cảm, theo The Conversation.

Trong khi đó, tinh thần là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vững tin vượt qua dịch bệnh. Nếu bạn bị cuốn vào những tin tức tiêu cực, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình này.

Vậy làm sao để bản thân không bị nhấn chìm trong mớ tin tức ấy? Cùng tham khảo một số cách sau:

Chọn bạn mà chơi, lựa thông tin mà đọc

Để tránh căng thẳng vì những tin tức tiêu cực, bạn hãy hạn chế đọc chúng, nhất là khi cảm thấy tâm trạng không tốt. Ngoài ra, hãy giảm tần suất lên mạng hoặc điều chỉnh thời gian đọc tin.

Bên cạnh đó, bạn nên cập nhật tin tức ở những trang tin phù hợp, nguồn tin chính thống, vừa hạn chế nội dung căng thẳng, vừa không sợ tin giả.

Trong đại dịch, WHO khuyến nghị mọi người chỉ nên đọc tin tức COVID-19 từ những trang thông tin chính thức về sức khỏe và cập nhật tình hình hiện tại.

Thay vì sa đà vào những tin tức bi quan, bạn có thể tập trung vào mặt tích cực bằng cách theo dõi tin tức về số người bệnh đã phục hồi hoặc những câu chuyện ấm áp, đáng yêu trong mùa dịch.

Dịch bệnh nguy nan, tin giả tràn lan, làm sao để giữ được cái đầu lạnh? - Ảnh 1

Điều chỉnh cảm xúc

Khi bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực, đừng đổ lỗi cho bản thân. Hãy trấn an rằng bạn hoàn toàn có quyền được có những cảm xúc ấy.

Hãy chắc chắn mình biết giới hạn cảm xúc và kiểm soát phản ứng của bản thân. Suy nghĩ đó giúp bạn chủ động lựa chọn cách đối phó tích cực.

Khi rơi vào tâm trạng xấu, bạn có thể thử lấy lại cân bằng tâm lý qua việc hít thở sâu, thiền định, cùng các phương pháp giúp đưa tâm trí trở về thực tại thay vì bị cuốn dòng suy nghĩ tiêu cực.

Dịch bệnh nguy nan, tin giả tràn lan, làm sao để giữ được cái đầu lạnh? - Ảnh 2

Sức khỏe được ưu tiên hàng đầu

Đầu tư thời gian vào việc chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn phản ứng tích cực hơn trước những tình huống gây căng thẳng.

Bạn nên ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc. Tương tự, bạn có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách cân bằng công việc và cuộc sống, thực hành chánh niệm, đồng thời chia sẻ với gia đình, bạn bè.

Dịch bệnh nguy nan, tin giả tràn lan, làm sao để giữ được cái đầu lạnh? - Ảnh 3

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn có thể tâm sự với gia đình, bạn bè, người thân hoặc liên hệ với tổ chức và chuyên gia tâm lý.

Những cảm xúc tiêu cực là không thể tránh khỏi trong khoảng thời gian đầy biến động này. Dù đã hạn chế xem tin tức và giữ tinh thần tích cực, bạn vẫn có thể cảm thấy choáng ngợp và mệt mỏi. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

Hy vọng, bạn có thể vững tâm vượt qua đại dịch!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Dịch bệnh nguy nan, tin giả tràn lan, làm sao để giữ được cái đầu lạnh? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.