Điểm mới thông tư 30: HS lớp 4,5 sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ

Nguyễn Hà
Trải qua hai năm áp dụng mô hình giáo dục VNEN (theo thông tư 30) vấp phải nhiều tranh cãi, trước thềm năm học mới Bộ GD&ĐT dã có những thay đổi ban đầu.

Đau đầu mô hình VNEN

Mô hình VNEN (Viet Nam Escuela Nueva) là một dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. VNEN được áp dụng ở các nước phát triển từ lâu, nhưng với điều kiện của Việt Nam thì chưa đủ để hoạt động một cách hiệu quả. Các bạn học sinh phải chia theo nhóm từ 4 đến 6 bạn, mỗi lớp tối đa là 28 người. Hiện nay, tại các địa phương khó khăn về cơ sở vật chất hoặc sĩ số học sinh quá cao phải khắc phục bằng cách tăng cường thêm 1 buổi học chiều.

Với cách học nhóm, chúng mình sẽ được thảo luận, trao đổi bài với nhau. Ngoài việc bù đắp kiến thức giữa những bạn giỏi với bạn học lực còn yếu, thì khả năng giao tiếp từ đó cũng được phát triển. Tuy nhiên khi cứ quay sang nhau, không còn ngồi thẳng nhìn lên bảng như trước dẫn tới nguy cơ vẹo cột sống rất cao. Tuổi còn nhỏ rất hiếu động, việc nói chuyện riêng trong giờ học không thể tránh khỏi, nhưng các bạn chưa ý thức được nên học nhóm lại càng không thể tập trung.

Các thầy cô giáo thì đau đầu với việc soạn bài giảng hấp dẫn phong phú, sao cho đúng với mô hình mà học sinh lại có thể tiếp thu được hết kiến thức. Các bậc phụ huynh luôn lo lắng con mình vẹo cột sống, không tiếp thu được bài giảng vì với độ tuổi quá nhỏ việc tự học nhóm trên lớp không mấy hiệu quả. Mới đây, tại Nghệ An các bậc phụ huynh đã có những phản ứng gay gắt, yêu cầu dừng áp dụng mô hình VNEN, nếu không sẽ không cho con tới trường.

Trong suốt 2 ngày 27 và 28/8 phụ huynh tập trung tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Nghệ An) kiến nghị phải bỏ chương trình học VNEN.

Đổi mới kịp thời

Qua 2 năm áp dụng mô hình học mới VNEN, Bộ GD&ĐT đã không ít lần nhận được những bức "tâm thư" nói lên bất cập trong việc dạy và học. Vì thế Bộ GD&ĐT đã nhận thấy những khuyết điểm: quy định nhận xét bằng lời và viết nhận xét trong thông tư chưa rõ, cứng nhắc nên giáo viên hiểu chủ yếu là ghi nhận xét, do vậy ghi nhận xét từng học sinh vào vở và sổ theo dõi chất lượng giáo dục làm nặng công việc của giáo viên; Quy định ghi sổ theo dõi chưa hợp lý;  hồ sơ đánh giá học sinh còn áp lực cho giáo viên; Cha mẹ học sinh chưa nắm bắt kịp thời mức độ học tập, rèn luyện của con em do chưa có lượng hóa đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh; Quy định việc khen thưởng chưa cụ thể nên giáo viên còn nhiều lúng túng.

Những đổi mới quan trọng trước năm học mới như sau:

Về đánh giá thường xuyên: Giữ quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không dùng điểm số nhưng Thông tư sửa đổi không quy định hàng tháng giáo viên phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động khi nào nhận xét bằng lời, khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sổ cá nhân cho phù hợp.

Về hồ sơ đánh giá: Gồm Học bạ của học sinh và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (thay sổ theo dõi chất lượng giáo dục).

Về việc giúp cha mẹ học sinh nắm bắt mức độ học tập rèn luyện của con em: Bổ sung, tổng hợp đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa thành các mức A, B, C vào giữa và cuối mỗi học kì và riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra đối với môn Toán, môn Tiếng Việt vào giữa học kì I và giữa học kì II.

Về khen thưởng: Hướng dẫn rõ đối tượng học sinh được khen thưởng.

Dẫu sao những chính sách, mô hình mới đang đi ở những bước đầu tiên, không thể tránh khỏi sự tranh cãi và vẫn chưa thể bắt nhịp. Nhưng cũng cần nhìn vào ưu điểm của mô  hình này đó là kích thích sự sáng tạo, tự chủ tiếp thu kiến thức khi còn nhỏ, tạo nền tảng phát triển tri thức về sau.

Ngọc Hà

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Điểm mới thông tư 30: HS lớp 4,5 sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ và ngày mai 26/7, từ 7 giờ đến 13 giờ.