Đố bạn biết: Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn?

Minh Hồng
Nếu như dụng cụ chính trong các bữa ăn của người châu Âu là dao, dĩa thì người châu Á trong đó có Việt Nam ưa chuộng dùng đũa hơn cả.

Trên mâm cơm của người Việt, đôi đũa là dụng cụ không thể thiếu, chúng ta dùng đũa gắp, chuyền thức ăn. Quen thuộc là thế nhưng bạn đã có biết nguồn gốc của dụng cụ này không?

Đôi đũa có lịch sử rất lâu đời, khoảng năm 1.200 Trước Công nguyên, chúng đã xuất hiện tại Trung Quốc và tới năm 400 Công nguyên, đôi đũa "phủ sóng" mâm cơm của mọi gia đình tại quốc gia này.

Sau hơn 3.000 năm, độ phổ biến của đũa ngày càng tăng cao. Hiện có hơn 20% dân số thế giới sử dụng đũa để ăn. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã tiêu thụ đến 45 tỷ đôi đũa dùng một lần mỗi năm. Rốt cuộc thì, hai thanh gỗ mỏng manh kia đã làm cách nào mà phát động được một cuộc cách mạng to lớn đến vậy trong cách ăn uống của con người?

Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? - Ảnh 1
Có rất nhiều loại đũa khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa và ẩm thực của các nước

Đũa ban đầu là dụng cụ nấu ăn

Như đã đề cập, Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng đũa. Thế nhưng ban đầu, chúng không được dùng như dụng cụ ăn uống. Người Trung Quốc cổ đại sử dụng đũa để nấu ăn bởi chúng có thể được nhúng sâu vào nồi nước đang sôi sùng sục mà chẳng gặp vấn đề gì.

Sau đó, dân số Trung Quốc tăng nhanh khiến các đầu bếp buộc phải tìm cách dự trữ tài nguyên, có nghĩa là họ phải chặt thức ăn ra thành nhiều mẩu nhỏ, cần ít nguyên liệu hơn để nấu chín. Những món ăn kích cỡ vừa miệng, kết hợp với tư tưởng hạn chế sử dụng dao của Khổng Tử và các nhà hiền triết Trung Quốc, đã tạo điều kiện khiến đũa được sử dụng rộng rãi trên toàn Trung Quốc.

Mỗi quốc gia có hình dáng đũa khác nhau

Tưởng chừng như chỉ là hai thanh gỗ nhỏ nhưng đôi đũa ở mỗi quốc gia lại có đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và nền ẩm thực. Ví dụ, đũa Trung Quốc thường dài và dày để thuận tiện trong việc gắp thức ăn trên bàn - theo cô Ruixi Hu, nhà sáng lập Lost Plate Food Tours.

Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? - Ảnh 2

Trong khi tại Nhật Bản, đũa tre ngắn và sắc, chủ yếu bởi người Nhật thường ăn cá và đũa sắc giúp loại bỏ xương cá dễ dàng. Người Nhật thường ăn thành từng phần riêng thay vì gắp từ một đĩa chung, đó là lý do tại sao đũa của họ không cần phải quá dài.

Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? - Ảnh 3
Tại Nhật Bản, đũa tre ngắn và sắc

Ở Hàn Quốc, đũa trông hơi khác một chút. Đũa Hàn Quốc phẳng và thường làm từ kim loại. Đó là bởi người Hàn Quốc thích món nướng. Đũa kim loại sẽ không cháy khi dùng để chuẩn bị món thịt nướng.

Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? - Ảnh 4

Tại Việt Nam, đũa có thân tròn và để mộc, một đầu vuông để các ngón tay cầm, một đầu được vót tròn để gắp thức ăn, không sơn quét, trang trí (trừ một số đũa chuyên dùng để thờ cúng). Tùy theo kích thước và công dụng mà đũa cũng được phân chia làm nhiều loại: đũa ăn chỉ dài độ 22-25 cm.

Đũa lớn chuyên dùng để xào nấu dài khoảng 30- 35 cm để tránh hơi nóng và dầu mỡ không bắn dính vào tay. Lại còn có những đôi đũa cả hay còn gọi là đũa bếp to dẹt, chuyên dùng để đảo, xới cơm trong những nồi lớn, dài tới 60-70 cm, dành cho cả hàng chục người ăn.

Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? - Ảnh 5

Cầm đũa sao cho thanh lịch

Dù cách cầm đũa có thể mang tính chủ quan nhưng có một số quy tắc bạn cần tuân thủ:

- Không gắp thức ăn từ đĩa lớn rồi cho trực tiếp vào miệng, hãy gắp ra đĩa nhỏ của bạn rồi ăn

- Không dùng đũa để xiên thức ăn khi không thể gắp

- Chỉ dùng đũa chung để gắp thức ăn từ đĩa lớn

- Không dùng đũa đảo thức ăn trong đĩa lớn

- Không đặt đũa trực tiếp lên mặt bàn, hãy đặt chúng trên đĩa của bạn hoặc lên một miếng khăn giấy

- Không hướng đầu đũa vào mặt những người cùng bàn - kể cả khi đũa đang được đặt trên bát của bạn.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đố bạn biết: Vì sao chúng ta dùng đũa khi ăn? tại chuyên mục Tư Vấn - Chia Sẻ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Tư Vấn - Chia Sẻ khác

Bài tập mắt cho người cận thị

Thực hiện đều đặn các bài tập cận thị giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng cường cử động nhãn cầu, thư giãn mắt, giảm nhức mỏi và hạn chế sự tiến triển của cận thị.