Đồng hành cùng thanh niên vùng khó khăn lập thân, lập nghiệp

Mai Hoa
Thời gian qua, Tỉnh đoàn Quảng Ninh đã có nhiều sáng kiến, công trình đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp lan tỏa sâu rộng trong thanh niên. Nhiều đoàn viên, thanh niên của Quảng Ninh đã có cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ và nguồn vốn vay hợp lý để lập nghiệp thành công, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhận thấy tiềm năng từ mô hình nuôi gà Tiên Yên, anh Phùn Tắc Sếnh (thôn Cao Lâm, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên) đã mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi gà. Anh Sếnh tham gia các lớp tập huấn nuôi gà thương phẩm và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi qua kênh của tổ chức đoàn với sự đồng hành và tư vấn của Đoàn Thanh niên xã. Đến nay,mỗi năm gia đình anh Sếnh có thu nhập 60-70 triệu đồng/năm.

Tỉnh Đoàn Quảng Ninh trao tặng đàn gà giống hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, lập nghiệp.

Anh Sếnh cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của tổ chức đoàn, tôi được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, chuyển giao tiến bộ KHKT... Vì thế mô hình nuôi gà của gia đình tôi phát triển thuận lợi, cuộc sống khấm khá hơn. Tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi, liên kết với các đơn vị, tổ chức để bao tiêu sản phẩm, hướng tới mục tiêu lập nghiệp bền vững hơn.

Trên địa bàn huyện Tiên Yên hiện có 116 mô hình phát triển kinh tế do ĐVTN làm chủ, chủ yếu thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, dịch vụ… Để hỗ trợ việc khởi nghiệp, lập nghiệp, Huyện Đoàn Tiên Yên đã tích cực tuyên truyền, vận động ĐVTN làm kinh tế tự tin khởi nghiệp; duy trì hoạt động của CLB Thanh niên khởi nghiệp và triển khai các chương trình hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất. Huyện Đoàn cũng phối hợp tổ chức tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên trên địa bàn. Năm 2022, Huyện Đoàn Tiên Yên đã xây dựng mới 22 mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên; hỗ trợ 119 ĐVTN hoàn thiện hồ sơ vay vốn (tổng vốn vay trên 5 tỷ đồng).

Mô hình chăn nuôi gà Tiên Yên đã được phát triển để giúp thanh niên thoát nghèo bền vững.
Mô hình chăn nuôi gà Tiên Yên của anh Trần Đăng Hạnh (xã Phong Dụ,  huyện Tiên Yên).

Năm 2019, anh Trần Văn Linh (thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ) đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư gần 400 triệu đồng cải tạo đất, san gạt, trồng xen canh các loại cây bưởi, cam V2, ổi trân châu Đài Loan, ba kích. Anh Linh chia sẻ: Phát huy tinh thần lập thân, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi những quy trình mới, cải tiến kỹ thuật để trồng xen canh các loại cây ăn quả, cây dược liệu nhằm mang lại năng suất cao. Hiện tại, cây cam V2 với diện tích gần 1ha đã cho thu hoạch sau mỗi vụ đạt khoảng 100 triệu đồng. Còn cây ba kích đạt năng suất 2,2 tấn, cho doanh thu khoảng 300 triệu đồng/vụ.

Mô hình trồng cam V2 đã mang lại cho gia đình anh Trần Văn Linh thu nhập ổn định. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp ở vùng cao phát triển mạnh trong thời gian gần đây, không ít thanh niên bắt tay vào hành trình khởi nghiệp với nhiều dự án mới, phù hợp thị trường trong và ngoài tỉnh. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều CLB Đầu tư khởi nghiệp ở các địa phương đã có những tấm gương thanh niên tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ…

Nhằm lan toả phong trào lập nghiệp, khởi nghiệp trong thanh niên, Tỉnh Đoàn đã triển khai nhiều chương trình đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm, với đa dạng hoạt động hỗ trợ; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình khởi nghiệp thành công, làm kinh tế giỏi để nâng cao nhận thức về khởi nghiệp trong thanh niên. Tỉnh Đoàn cũng thành lập và duy trì tốt hoạt động của CLB Đầu tư và Khởi nghiệp cấp tỉnh và các CLB khởi nghiệp ở cấp huyện. Qua đó tạo diễn đàn cho thanh niên chia sẻ, trao đổi những kỹ năng, kinh nghiệm về khởi nghiệp, lập nghiệp.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đồng hành cùng thanh niên vùng khó khăn lập thân, lập nghiệp tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

"Cây toán" dễ mến

Trong Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một “cây ...

Bài Gương Mặt khác

Hành trình tri ân và khám phá lịch sử

Ngày 28/3, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VII đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của phong trào thiếu nhi địa phương.

Người thắp lửa đam mê

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là người thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng học trò.

"Kình ngư" nơi phố núi

Nhắc đến Nguyễn Phương Bảo Ngọc, thần dân của lớp 7A10 trường TH-THCS và THPT Victory (TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk) thì ai cũng nể phục tài năng bơi lội và niềm đam mê bơi lội của cô bạn dễ thương này.

"Chiếc huy chương biết cười"

Sở hữu gương mặt sáng bừng với nụ cười luôn rạng rỡ cùng “bộ sưu tập các huy chương”, bạn Nguyễn Đức Anh (lớp 3D, trường Tiểu học Chu Văn An A, Tây Hồ, Hà Nội) được thầy cô và bạn bè trìu mến đặt cho biệt danh thật dễ thương: “Chiếc huy chương biết cười”. Chúng mình cùng đến thăm bạn ấy nhé!