Động vật có thể nhận biết được ngày đêm, còn thực vật thì sao?

Một nghiên cứu cho biết các loài thực vật có thể điều chỉnh nhịp sinh học theo ngày đêm dựa vào lượng đường có trong tế bào của chúng.

Động vật có thể nhận biết được ngày và đêm để điều chỉnh nhịp sinh học cho hợp lý, ban ngày hoạt động trong ban đêm đi ngủ, hoặc các loài động vật săn mồi về đêm thì có chế độ sinh hoạt ngược lại. Các loài vi khuẩn và các loài nấm cũng vậy, nhờ vào các cơ chế sinh học riêng biệt.

Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học lớn, họ khám phá được bên trong cơ thể của thực vật cũng có một cơ chế giúp đồng hồ sinh học tự nhiên phát huy tác dụng, khiến cây cân bằng được thời gian trong ngày.

Ảnh minh họa.

Bên trong cơ thể thực vật đã có một đồng hồ sinh học chính xác, đường nhận được trong ngày giúp đồng hồ này tự điều chỉnh và đưa ra nhịp sinh học cho cây. Ảnh: Cleverson Matiolli.

Nhóm các khoa học gia đến từ Đại học Bristol, Cambridge, Campinas, Sao Paulo và Melbourne đã phát hiện một quy trình bên trong cây giúp chúng tự điều chỉnh đồng hồ sinh học cho phù hợp với môi trường xung quanh. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp và y học.

Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cây cảm nhận đượclượng đường từ quá trình quang hợp. Điều này giúp chúng điều chỉnhhoạt động theo đúng nhịp với những thay đổi về cung cấp dinh dưỡng trong cả ngày.

Tiến sĩ Antony Dodd,Khoa Khoa học Sinh học của Đại học Bristol, cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra cơ chế sinh học đầu tiên của thực vật giúp chúng thay đổi nhịp sinh học và đồng bộ được với môi trường xung quanh. Cơ thể thực vật đo lượng đường nhận được và có trong các tế bào, rồi sử dụng thông tin này để tự cân bằng cơ thể.”

Cây cối không chỉ là những loài thực vật bị động, chúng biết tự đồng bộ với thời gian bên ngoài để sinh hoạt ngày đêm cho đúng với giờ giấc sinh hoạt của người chăm sóc chúng. Nhịp sinh hoạt này giúp cơ thể thực vật phát triển, đón nhận dinh dưỡng vào ban ngày và dự trữ lại vào ban đêm để không bị ‘đói’.

Nhịp sinh học cũng giúp thực vật cảm nhận được các mùa, từ đó sinh trưởng đúng theo thời gian trong năm. Chúng sẽ nở hoa vào buổi sáng hay buổi tối, vào mùa xuân hay mùa hè, tất cả đều do nhịp sinh học quyết định.

“Việc phát hiện ra đường là thứ giúp nhịp sinh học vận hành, sẽ giúp nhà nông và các nhà nghiên cứu cải thiện được năng suất của cây trồng thông qua việc phối hợp nhịp nhàng với nhịp sinh học tự nhiên của chúng,” tiến sĩ Dodd cho biết thêm.

(Theo Khám phá)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Động vật có thể nhận biết được ngày đêm, còn thực vật thì sao? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.